Kết quả sau 02 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương
Sau khi Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII ban hành Nghị quyết số 18- NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao” (Nghị quyết số 18- NQ/TW); Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 66-KH/TU, ngày 10/8/2022 nhằm tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện. Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh. Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn các huyện ủy, thành ủy và các đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy chủ động tổ chức hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết cho cán bộ, đảng viên và quàn chúng nhân dân, đảm bảo nội dung Nghị quyết được phổ biến sâu rộng, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động.
Để cụ thể hóa các nội dung Nghị quyết, Kế hoạch của Trung ương, căn cứ đặc điểm tình hình của địa phương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình số 55-Ctr/TU, ngày 29/12/2022 thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, trong đó, đã đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng các chương trình, kế hoạch phù hợp với thực tiễn, đặc thù, điều kiện, nhiệm vụ chính trị của đơn vị, địa phương để đảm bảo việc thực hiện đạt hiệu quả cao nhất.
Trên cơ sở Chương trình số 55-CTr/TU, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 57/KH-UBND, ngày 03/02/2023. Các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương cũng đã xây dụng chương trình, kế hoạch thực hiện, trong đó xác định rõ các nội dung và nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai. Những kế hoạch này nhằm cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Chương trình số 55-CTr/TU, đồng thời đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế tại từng cơ quan, đơn vị và địa phương, tạo cơ sở để tổ chức thực hiện hiệu quả.
Về hoàn thiện cơ chế, chỉnh sách quản lý, sử dụng đất đồng bộ với sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Trọng tâm là tham gia góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tập trung nghiên cứu, có nhiều ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Đất đai sửa đổi và các văn bản có liên quan, góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý và sử dụng đất.
Nhằm cụ thể hóa các quy định của Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực từ ngày 01/8/2024, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 285/KH-UBND, ngày 26/4/2024 để thực hiện xây đựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh, UBND tỉnh theo quy định Luật Đất đai năm 2024, như: quy định về hạn mức giao đất cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh,... đảm bảo thống nhất, đồng bộ với quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Hiện nay đã ban hành 09 văn bản quy phạm pháp luật.
Về thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường trách nhiệm và nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính. Công tác cải cách thủ tục hành chính luôn được triển khai kịp thời; được đổi mới, công khai trên nhiều phương tiện truyền thông (trang website cơ quan, cổng thông tin điện tử của tỉnh, trên trang, nhóm Zalo để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp); thường xuyên được rà soát cắt giảm về thời gian, bãi bỏ những giấy tờ, biểu mẫu không cần thiết, không phù họp; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyến đổi số trong tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. 100% thủ tục hành chính của cơ quan được công khai trên môi trường mạng.
Thực hiện chương trình cải cách hành chính với mục tiêu lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, tập trung vào cải cách thủ tục hành chính, thời gian qua, các cơ quan chức năng đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra, giám sát, rút ngắn thời gian giải quyết, và cắt giảm các thành phần hồ sơ không cần thiết băng cách khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu dân cư. Đặc biệt, đã loại bỏ các yêu cầu liên quan đến sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, căn cước công dân nhờ sử dụng hiệu quả hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính của tỉnh Đắk Nông, qua đó nâng cao hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Công tác lập hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai đã được triển khai tại các huyện, thành phổ trên địa bàn tỉnh. Đến nay, 02/8 đơn vị cấp huyện (Đắk R'lấp và Đắk Mil) đã vận hành và xử lý cơ sở dữ liệu địa chính trên hệ thống phần mềm VBDLIS. Đồng thời, tỉnh đang tiếp tục kết nối và chia sẻ thông tin, dữ liệu đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các bộ, ngành, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Bên cạnh đó, việc rà soát, cải tiến quy trình và thủ tục hành chính đất đai trên cổng dịch vụ công được đẩy mạnh, bảo đảm đơn giản, thuận tiện, dễ tiếp cận, đáp ứng nhu cầu tiếp nhận và giải quyết các dịch vụ công liên quan đến đất đai một cách hiệu quả và minh bạch.
Tập trung giài quyết cơ bản những hạn chế, khuyết điểm, vướng mắc kéo dài liên quan đến quản lý và sử dụng đất
Những tồn tại, vướng mắc có liên quan đến quản lý và sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh; đất quốc phòng, an ninh kết hợp với sản xuất và xây dựng kinh tế; đất nghĩa trang; đất kết hợp sử dụng nhiều mục đích; đất ở sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều chuyển biến tích cực. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ động hướng dẫn các đơn vị quản lý, sử dụng đất xây dựng phương án quản lý, sử dụng những diện tích thu hồi từ các công ty nông, lâm nghiệp giao về địa phương quản lý trên cơ sở Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp và Công văn số 1827/TTg-ĐMDN, ngày 14/10/2015 của Chính phủ về việc phê duyệt Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của Tỉnh ủy về công tác quản lý và sử dụng đất; tăng cường công tác quản lý diện tích đất thu hồi bàn giao về địa phương quản lý; rà soát, thu hồi diện tích đất do vi phạm pháp luật về đất đai, diện tích đất dôi dư bàn giao về cho địa phương quản lý theo đúng quy định của pháp luật; chỉ đạo các sở, ngành hướng dẫn các huyện, thành phố Gia Nghĩa xây dựng Phương án sử dụng diện tích đất thu hồi giao về cho địa phương; tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra công tác quản lý và sử dụng đất tại các địa phương, doanh nghiệp, xử lý nghiêm đối với các địa phương, công ty nông, lâm nghiệp, các tổ chức, cá nhân vi phạm về quản lý đất đai theo quy định của pháp luật; hàng năm, trên cơ sở nguồn ngân sách được cấp, cân đối bố trí đảm bảo cho công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính đối với diện tích đất bàn giao về địa phương quản lý làm cơ sở cho UBND cấp huyện thực hiện xây dựng phương án sử dụng đất theo đúng quy định; xử lý trách nhiệm đổi với các công ty nông, lâm nghiệp; các cơ quan đơn vị trong công tác quản lý sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng.
Một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
Phần lớn diện tích đất đai trên địa bàn tỉnh có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh, có nhiều tồn tại, vướng mắc về quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại, tình trạng vi phạm quy định Luật Đất đai năm 2024, Luật Lâm nghiệp năm 2017 còn xảy ra ở một số đơn vị, địa phương.
Việc rà soát, xử lý diện tích đất bị lấn, chiếm, thanh lý các hợp đồng giao khoán, hợp đồng liên doanh liên kết để xây dựng phương án quản lý, bố trí sử dụng chưa hoàn thành theo kế hoạch; việc lập, phê duyệt phương án sử dụng đất đối với diện tích thu hồi từ các công ty nông, lâm nghiệp thuộc diện sắp xếp, giải thể bàn giao về địa phương quản lý còn chậm.
Hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin đất đai chưa được hoàn thiện, đồng bộ do nguồn lực tài chính đầu tư cho công tác đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai còn hạn chế.
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và một số quy hoạch khác chưa bảo đảm tính đồng bộ; việc giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiếu số, dân di cư tự do ở một số nơi còn chậm, hiệu quả chưa cao.
Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn.
Trí Dũng