• Trang chủ Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Lịch sử hình thành
      • Giới thiệu chung
      • Lịch sử hình thành
      • Điều kiện tự nhiên
    • Lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Danh sách BCH Đảng bộ tỉnh khóa X
      • Danh sách BCH Đảng bộ tỉnh khóa XI
      • Danh sách BTV Đảng bộ tỉnh khóa XI
    • Cơ cấu tổ chức Tỉnh ủy
      • Thường trực Tỉnh ủy
      • Ban Thường vụ Tỉnh ủy
      • Ban Chấp hành Đảng bộ
      • Các Ban xây dựng Đảng
      • Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy
      • Các Huyện ủy, thành ủy
      • Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy
  • Tin tức - sự kiện
    • Hoạt động lãnh đạo tỉnh
    • Tiêu điểm - Điểm báo
    • Tư tưởng - Chính trị
    • Công tác Dân vận
    • Kiểm tra - Giám sát
    • Công tác Nội chính
    • Công tác văn phòng
    • Hướng dẫn, trao đổi nghiệp vụ
    • Tổ chức - Xây dựng Đảng
    • Mặt trận - Đoàn thể
  • Tài liệu Hội nghị
    • Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
  • Phần mềm nội bộ
    • HT Chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy
    • Phản ánh kiến nghị -KN -TC
    • Phần mềm Phòng họp không giấy
    • Phần mềm Quản lý Tài sải
    • Phần mềm Quản lý văn bản
  • Văn kiện đảng
    • Điều lệ Đảng
    • Văn kiện Đảng toàn tập
    • Văn kiện Đại hội
    • Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương
    • Hệ thống văn bản của Đảng
  • Liên hệ
Quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lấn thứ XII và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
Đảng bộ tỉnh Đắk Nông
 Chủ nhật, 25/05/2025
 Site map  Góp ý  Hỏi đáp  Phản ánh - kiến nghị RSS 
Chia sẽ bài viết qua email
Bài viết: Khát vọng gây dựng cơ đồ và “quốc bảo” lòng dân.
* Email không hợp lệ
*
* Email không hợp lệ
*
 Gửi email
 
Trang chủ » Tin tức - sự kiện » Tư tưởng - Chính trị
Thứ 6, 08/09/2023
Khát vọng gây dựng cơ đồ và “quốc bảo” lòng dân.
​​​​​​​Từ thuở hồng hoang dựng nước và suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm chống giặc ngoại xâm, độc lập dân tộc là khát vọng cháy bỏng được ông cha ta không ngừng nuôi dưỡng và tranh đấu.

Từ truyền thuyết Thánh Gióng đến việc xây thành Cổ Loa, từ cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng, Bà Triệu cho đến các cuộc khởi nghĩa của Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, … trong suốt một nghìn năm Bắc thuộc, khát vọng đó đã được hiện thực hóa bởi lời tuyên bố thành lập Nhà nước Đại Cồ Việt - nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên tại Việt Nam cách đây hơn 1.050 năm (năm 968) sau khi Đinh Bộ Lĩnh (924-979) dẹp xong loạn 12 sứ quân, lên ngôi Đinh Tiên Hoàng Đế.

Khát vọng độc lập dân tộc đó còn được thể hiện qua lời thơ đanh thép của Lý Thường Kiệt - áng tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam: “Sông núi nước Nam, vua Nam ở. Rành rành định phận tại sách trời” khiến cho quân Tống xâm lược phải khiếp sợ. Đến đời nhà Trần, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ là lời hiệu triệu vang động non sông, kêu gọi toàn dân chống giặc giữ nước. Đầu thế kỷ XV, Nguyễn Trãi viết tiếp bản tuyên ngôn hùng tráng Bình Ngô đại cáo sau chiến thắng chống giặc Minh: “Như nước Đại Việt ta từ trước. Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã chia. Phong tục Bắc Nam cũng khác”.

Để đảm bảo thắng lợi cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước và để gây dựng cơ đồ cho dân tộc Việt Nam, ông cha ta đã có những quyết định lịch sử, mang tầm nhìn lớn, vượt thời gian.

Đó là vào mùa Thu năm 1010, Đức Thái Tổ Lý Công Uẩn đã quyết định dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, mở ra giai đoạn phát triển huy hoàng của kinh đô nước Đại Việt. Từ mốc son lịch sử đó, trãi qua bao biến cố thăng trầm, Thăng Long - Hà Nội, trái tim của cả nước vẫn tư thế vững vàng, khí phách hiên ngang, với truyền thống văn hiến của mảnh đất “địa linh, nhân kiệt”, nơi lắng đọng hào khí dân tộc, hồn thiêng sông núi, nơi kết tinh trí tuệ, tỏa sáng lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.

Đó còn là từ một tư duy mới về không gian phát triển đã thôi thúc ông cha ta đi mở mang bờ cõi. Lịch sử còn ghi nhận công lao của Chúa Nguyễn Hoàng trong công cuộc Nam tiến, lấn biển, khai hoang. Lãnh thổ được mở rộng, đất nước có không gian phát triển, văn hóa dân tộc có cơ hội giao thoa với văn hóa các tộc người ở vùng đất mới, tạo nên sự đa dạng trong thống nhất của bản sắc văn hóa Việt Nam hôm nay. Từ công cuộc mở mang bờ cõi đã hình thành đất nước mang quốc hiệu Việt Nam liền một dãi hình chữ S, từ Mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái, với các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa… không thể tách rời, thuộc quyền thiêng liêng của Tổ Quốc.

Trong hàng nghìn năm gây dựng cơ đồ dân tộc, lòng tin của nhân dân trở thành “quốc bảo”, sức mạnh của nhân dân là nền tảng để giữ vững nền độc lập và thúc đẩy phát triển đất nước. Đã là người Việt Nam, không một ai không biết câu chuyện lịch sử ghi lại rằng, trước cuộc xâm lăng hung hãng của quân Nguyên Mông, tháng chạp năm Giáp Thân (1285 dương lịch), Thượng hoàng Trần Thánh Tông cho mời các bô lão trong nước đến dự hội nghị tại điện Diên Hồng ân cần hỏi ý kiến: “nên đánh hay hòa trước thế giặc mạnh”. Các bô lão đại diện cho lòng dân cả nước, muôn người như một đã đồng thanh hô “Đánh!”. Niềm tin, sự đồng thuận và sức mạnh của toàn dân đã làm nên chiến thắng của nhà Trần trước quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thế giới vào thế kỷ XIII - đội quân mà vó ngựa đã giày xéo, chinh phục khắp nơi, từ châu Á sang châu Âu.

Sức mạnh toàn dân đã được Hồ Nguyên Trừng - con trai trưởng của Hồ Quý Ly khẳng định trước mối họa giặc Minh tràn sang xâm lược, qua câu nói thẳng: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo!”. Chính vì không dựa vào dân, không có lòng tin của nhân dân nên những cải cách của Hồ Quý Ly, dù có thể hiện tư duy tiến bộ vượt trội so với thời đại song vẫn không thành công. Dù quân đội mạnh, thành lũy nhiều, vũ khí hiện đại nhưng ông vẫn để mất nước trước họa ngoại xâm. Cũng bởi xa dân, sợ dân, thậm chí còn lo đối phó với dân đã khiến triều đình nhà Nguyễn không còn sức mạnh trước tiếng sung xâm lược của thực dân Pháp.

Không cam chịu kiếp nô lệ, gần một thế kỷ dưới ách thống trị của thực dân Pháp, các tầng lớp nhân dân ta đã liên tiếp vùng dậy tiếp nối truyền thống đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm của ông cha. Tiêu biểu là phong trào Cần Vương với các cuộc khởi nghĩa Ba Đình (Nga Sơn, Thanh Hóa), Bãi Sậy (Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh), Hương Khê (Hà Tĩnh) ...; khởi nghĩa Yên Thế, Thái Nguyên, các cuộc bạo động ở Lạng Sơn, Yên Bái... Vào đầu thế kỷ XX, với tầm nhìn xa, vượt trội so với tư duy cùng thời, những chiến sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã cùng những người đồng chí hướng khởi xướng phong trào Đông Du và công cuộc Duy Tân - bước đi tiên phong trong việc thực nghiệm con đường cứu nước mới của phong trào yêu nước Việt Nam. Mặc dù không hề dễ dàng và không thành công song con đường đó đã thể hiện khát vọng canh tân, hiện đại hóa đất nước, đưa Việt Nam đứng vào hàng ngũ các quốc gia tiến bộ trong thời đại của các bậc tiền nhân đó.

Thời đại Hồ Chí Minh đã mở ra một trang sử mới cho dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, hình thành một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam.

Người đã nghiên cứu sâu sắc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, tiếp thu hợp lý tinh thần Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản trong bối cảnh lịch sử mới của cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. Người đã thấy rõ, không thể giải phóng được giai cấp nếu không giải quyết được vấn đề độc lập dân tộc. Đồng thời, độc lập dân tộc gắn liền và dựa trên cơ sở bảo đảm các quyền con người, như: quyền được sống, quyền bình đẳng, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Đó là  những giá trị tinh hoa của nhân loại được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa khi nghiên cứu bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp. Người cũng đã nghiên cứu Chủ nghĩa Tam dân của nhà cách mạng Tôn Trung Sơn và hiểu rằng khát vọng “độc lập dân tộc, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc” khó thể đạt và duy trì bền vững qua con đường cách mạng dân chủ tư sản. Từ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiếp theo là cách mạng xã hội chủ nghĩa để giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Là sự lựa chọn để phục vụ tốt nhất lợi ích của dân tộc, chủ nghĩa Mác - lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, là kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam, kiên định gương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Là biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí minh đã khơi dậy, phát huy truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc ta lên tầm cao của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, phát huy sức mạnh vô tận của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và công cuộc kháng chiến, kiến quốc. Người đã chỉ ra thời cơ lớn cho dân tộc Việt Nam với ý chí mãnh liệt: “Dù hy sinh tới đâu, dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”, động viên toàn dân ta vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền, làm nên thắng lợi vẻ vang của cuộc cách mạng Tháng Tám, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, với quyết tâm “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, cả dân tộc Việt Nam đã anh dũng chiến đấu làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lẫy lừng năm châu, chấn động địa cầu”. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, mang tinh thần: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã chung sức, đồng lòng viết nên một bản anh hùng ca của tình ruột thịt Bắc - Nam và khát vọng mãnh liệt của một dân tộc yêu chuộng hòa bình, không bao giờ bị khuất phục trước mọi kẻ thù, lập nên những chiến công chói lọi, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Suốt đời đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, thấu hiểu giá trị và đạo lý sâu sắc “của dân, do dân, vì dân”, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm: “nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì”. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đảm bảo được vững chắc nền độc lập dân tộc, mới mang lại cho dân quyền tự do và hạnh phúc. Chủ nghĩa xã hội không phải là ước vọng cao sang mà là những điều rất gần gũi với nhân dân lao động, đó là “làm sao cho dân giàu, nước manh”, “đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”, “xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt”. Hơn 90 năm kể từ khi có Đảng, hơn 75 năm qua kể từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khát vọng về một nước Việt Nam “độc lập - tự do - hạnh phúc” là lời hiệu triệu khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và sức mạnh của toàn dân tộc Việt Nam phấn đấu cho mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Hoàng Mạnh - Tổng hợp

Nguồn: Tư tưởng, lý luận với đổi mới và phát triển đất nước - GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng

 

 

Chia sẻ:
2
Bài đã đăng:
  • 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ánh sáng tư tưởng soi đường phát triển đất nước  (5/19/2025 8:22:25 PM)
  • Hội nghị Giao ban báo chí tháng 4/2025  (5/9/2025 10:28:26 AM)
  • Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về kinh tế tư nhân  (5/6/2025 5:13:12 PM)
  • Tỉnh ủy Đắk Nông gặp mặt đại biểu trí thức, văn nghệ sĩ tiêu biểu nhân dịp đầu Xuân Ất Tỵ năm 2025  (2/7/2025 4:22:27 PM)
  • Hiệu quả từ Chương trình tọa đàm trực tiếp “Đưa Nghị quyết của Đảng và cuộc sống”  (12/31/2024 10:14:53 AM)
  • Hội nghị Tổng kết công tác tuyên giáo năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025  (12/20/2024 7:30:04 PM)
  • Nhân tố quyết định làm nên sức chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh  (12/18/2024 7:46:30 AM)
  • Nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh  (12/17/2024 6:02:36 AM)
  • Cấp ủy, chính quyền, ban chỉ đạo 35 các cấp chủ động vào cuộc, định hướng thông tin từ sớm, từ xa  (11/14/2024 4:09:56 PM)
  • Công tác tham mưu của Ban Tuyên giáo các cấp góp phần xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức  (8/28/2024 10:07:24 AM)
KẾT LUẬN - THÔNG BÁO Xem thêm
  • KL của Thông báo TTTU tại HN tổng kết 10 năm thực hiện NQ số 33-NQ/TW, ngày 30/5/1998 của BCH TW khóa XI về "XD và phát triển văn hóa, con người VN đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước"
  • Thông báo V/v phân công nhiệm vụ của các thành viên Tiểu ban Nhân sự ĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII
  • Thông báo về chủ trương nghiên cứu, biên soạn và phát triển Lịch sử Đảng bộ huyện Đắk Rlap, giai đoạn 2005-2025
  • Thông báo kết luận chỉ đạo của TTTU tại HN tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hộ
  • Thông báo về tăng cường công tác phòng, chống tai nạn, thương tích và đuối nước ở trẻ em
LỊCH LÀM VIỆC Xem thêm
VIDEO
  • Thác Độc Lạ Nhất Đăk Nông EZRHR4cVdBo
  • Thác Dray sap - Dray Nu, Đắk Nông cEF3_aeiiGc
  • Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng - Đắk Nông NGcOWpxIMQo
  • Thắc Đắk G'lun thác nước đẹp nhất Đăk Nông 5T0EpUt4qKw
  • Quan Cảnh Tại Đắk Nông Qua Góc Nhìn Flycam -lI1NpdQjgo
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
Cảnh đẹp Đắk Nông
Cảnh đẹp Đắk Nông
Cảnh đẹp Đắk Nông
Cảnh đẹp Đắk Nông
Cảnh đẹp Đắk Nông
LIÊN KẾT HỮU ÍCH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Tổng truy cập: 2664346
Đang online: 19
  • Trang chủ
  • Site map
  • Liên hệ
  • Góp ý
  • Hỏi đáp
  • Hoạt động của lãnh đạo tỉnh
  • Tin tức - sự kiện
  • Nghị quyết
  • Tỉnh ủy Đắk Nông
  • Bản tin Thông báo Nội bộ
  • Lịch tiếp xúc cử tri
  • Thông tin tổng hợp
  • Danh mục Phần mềm ứng dụng
  • Lịch tiếp công dân
  • Tài liệu Hội nghị
  • Văn bản chỉ đạo điều hành
  • Thông tin chuyên đề
  • Hoạt động
  • Lấy ý kiến dự thảo Văn bản
  • Phần mềm nội bộ
  • Tiêu điểm - điểm báo
  • Lý luận - Thực tiễn
  • Tư tưởng - Hồ Chí Minh
  • Thông tin phục vụ lãnh đạo
  • Tài liệu Hội nghị
  • Bản tin Thông báo Nội bộ
 Trang chủ  Site map  Liên hệ  Góp ý  Hỏi đáp
Bản quyền thuộc TỈNH ỦY ĐẮK NÔNG 
Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY ĐẮK NÔNG
Chịu trách nhiệm xuất bản: Ông Hồ Xuân Hậu - Tỉnh ủy viên, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, Trưởng Ban Biên tập
Giấy phép thiết lập Cổng thông tin điện tử: Số 146/GPTTĐT-STTTT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Nông
Địa chỉ: Đường Lê Lai, Phường Nghĩa Trung, Thành Phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông
Điện thoại: 05013.544.266 – Fax:  05013.544.265  Email: vptu@daknong.gov.vn