• Trang chủ Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Lịch sử hình thành
      • Giới thiệu chung
      • Lịch sử hình thành
      • Điều kiện tự nhiên
    • Lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Danh sách BCH Đảng bộ tỉnh khóa X
      • Danh sách BCH Đảng bộ tỉnh khóa XI
      • Danh sách BTV Đảng bộ tỉnh khóa XI
    • Cơ cấu tổ chức Tỉnh ủy
      • Thường trực Tỉnh ủy
      • Ban Thường vụ Tỉnh ủy
      • Ban Chấp hành Đảng bộ
      • Các Ban xây dựng Đảng
      • Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy
      • Các Huyện ủy, thành ủy
      • Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy
  • Tin tức - sự kiện
    • Hoạt động lãnh đạo tỉnh
    • Tiêu điểm - Điểm báo
    • Tư tưởng - Chính trị
    • Công tác Dân vận
    • Kiểm tra - Giám sát
    • Công tác Nội chính
    • Công tác văn phòng
    • Hướng dẫn, trao đổi nghiệp vụ
    • Tổ chức - Xây dựng Đảng
    • Mặt trận - Đoàn thể
  • Tài liệu Hội nghị
    • Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
  • Phần mềm nội bộ
    • HT Chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy
    • Phản ánh kiến nghị -KN -TC
    • Phần mềm Phòng họp không giấy
    • Phần mềm Quản lý Tài sải
    • Phần mềm Quản lý văn bản
  • Văn kiện đảng
    • Điều lệ Đảng
    • Văn kiện Đảng toàn tập
    • Văn kiện Đại hội
    • Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương
    • Hệ thống văn bản của Đảng
  • Liên hệ
Quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lấn thứ XII và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
Đảng bộ tỉnh Đắk Nông
 
 Site map  Góp ý  Hỏi đáp  Phản ánh - kiến nghị RSS 
Chia sẽ bài viết qua email
Bài viết: Đem máu xương thực hiện lời thề độc lập
* Email không hợp lệ
*
* Email không hợp lệ
*
 Gửi email
 
Trang chủ » Tin tức - sự kiện » Tư tưởng - Chính trị
Thứ 6, 15/09/2023
Đem máu xương thực hiện lời thề độc lập
​​​​​​​Chỉ hai mươi mốt ngày sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thực dân Pháp đã nổ súng gây hấn ở Nam Bộ (23-9-1945). Nhân dân Nam Bộ đã bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp sớm nhất với ý chí “Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ!”.

Mục đích lần này của Pháp đó là chủ trương nhằm vào các chiến dịch tiến công quân sự ở miền Nam, kết hợp thỏa thuận ngoại giao ở miền Bắc để: “Chiếm đóng Nam Kỳ ngay sau khi làm được như vậy rồi từ đó chiếm lại phần đất còn lại”[1] của Việt Nam. Rõ ràng, thực dân Pháp là kẻ có dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, là kẻ bội ước, xé Hiệp định Sơ bộ (6-3) và Tạm ước (14-9), châm ngòi lửa chiến tranh ở miền Nam và mở rộng chiến tranh ra toàn bộ đất nước ta. Nhân dân ta hết sức yêu chuộng hòa bình; Đảng và Chính phủ ta đã nhân nhượng nhưng “chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa”[2]. Vì độc lập, tự do và hòa bình, quân và dân ta một lần nữa cầm vũ khí đứng lên đấu tranh.

Thực tế, nhân dân Nam Bộ bước vào cuộc kháng chiến trong điều kiện lực lượng chủ lực của ta vừa yếu, vừa thiếu; trang bị vũ khí, phương tiện chiến đấu hiện đại hầu như không có; các thế lực thân Pháp hoạt động ráo riết mưu toan tách Nam Bộ ra khỏi miền Nam để lập “Nam Kỳ quốc”. Mặc dù vậy, nhân dân Nam Bộ đã không chùn bước. Chiều ngày 23-9-1945, Ủy ban kháng chiến Nam Bộ ra Tuyên cáo Quốc dân, kêu gọi nhân dân Nam Bộ đứng lên kháng chiến. Trong bản hiệu triệu lịch sử này, lời thề của nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định trong ngày Quốc khánh 2-9-1945 đã được nhắc lại: “Độc lập hay là chết!”. Bản hiệu triệu kêu gọi: “Từ giờ phút này, nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta là tiêu diệt giặc Pháp và tay sai của chúng. Hỡi anh chị em binh sĩ, quân dân tự vệ, hãy nắm chắc vũ khí trong tay, xông lên đánh đuổi thực dân Pháp, cứu nước. Cuộc kháng chiến bắt đầu”[3]. Trong không khí căm thù sôi sục, các chiến sĩ tự vệ và đồng bào Sài Gòn với mọi vũ khí có trong tay, gậy tầm vông, súng khai hậu...lập tức chiếm các vị trí chiến đấu, kiên quyết đánh trả bọn xâm lược.

Ngày 24-9-1945, hầu khắp thành phố, mọi sinh hoạt, chợ búa giao thông, trường học đều ngưng hẳn. Công nhân nghỉ việc. Nhà máy bị phá. Mọi vật dụng như bàn ghế, xe kéo đều tung ra đường. Cây bị cưa, cột đèn bị đập ngã. Thành phố xây dựng vật cản, chiến lũy ở các ngã ba, ngã tư.

Chỉ mấy ngày đầu nổ súng, đã có 138 xí nghiệp, công sở lớn, 22 kho tàng, 17 đầu máy xe lửa, 30 tàu lớn, 51 tàu nhỏ, 200 xe hơi, 4 chợ, một số cầu đường trong thành phố và quanh Sài Gòn bị phá hủy[4]. Nội thành Sài Gòn tổ chức thành 16 khu vực kháng chiến, 3 mặt trận “tiền tuyến vòng ngoài” nhằm tiếp tục trong đánh ngoài vây, ngăn chặn bước tiến của quân Pháp ra khỏi thành phố. Các mặt trận tiền tuyến không chỉ chốt chặt mà còn thực hiện thọc sâu phối hợp lực lượng nội thành tiến công nhiều mục tiêu bên trong thành phố, với mục tiêu kìm chế, vây hãm địch trong thời gian tương đối dài, tạo điều kiện cho cơ quan lãnh đạo, các cơ sở kháng chiến di chuyển về nông thôn và các tỉnh, có thêm thời gian để chuẩn bị kháng chiến. Cũng từ các chiến tuyến, các cuộc phá vây của quân Pháp đánh ra bị bẻ gãy, trong khi các mũi len lỏi từ ven đô thọc vào gắn với nội đô, liên tiếp gây tổn thất nặng nề cho quân địch. Sài Gòn - Gia Định đã tạo ra hình ảnh toàn dân đánh giặc trong một thành phố lớn, nơi kẻ địch lấy làm đầu não của chúng.

Những ngày cuối tháng Chín, chiến sự ác liệt diễn ra khắp thành phố, địch bị bao vây bằng những phòng tuyến, những mặt trận của ta, nhiều trận quyết chiến đã xảy ra ở trung tâm thành phố, dọc đường Verdun, quanh ga xe lửa, chợ Bến Thành, cầu Ông Lãnh, khu bến tàu, cầu Muối, chợ Bàn Cờ, Sở cứu hỏa... không thể kể hết những trận đánh lẻ tẻ khắp thành phố trong những ngày đầu. Giặc Pháp đã thiệt hại nặng cả về người và vật chất. Mặc dù dựa vào quân Anh và Nhật, Pháp vẫn không ra khỏi được thành phố, không phá được vòng vây ngày càng chặt quanh Sài Gòn.

Cùng với sự chiến đấu ngoan cường của các lực lượng vũ trang cách mạng, chấp hành mệnh lệnh của Ủy ban Nhân dân Nam Bộ và Lời hiệu triệu của Tổng Công đoàn Nam Bộ, các tầng lớp nhân dân Sài Gòn thực hiện triệt để bao vây, triệt để vườn không nhà trống, bất hợp tác với địch...Sài Gòn trở thành một thành phố chết: không điện, thiếu nước, thiếu lương thực, thực phẩm, không có hoạt động sản xuất, mua bán...mặt trận này gây nỗi kinh hoàng đối với quân xâm lược. Chính một người Pháp trong cuộc đã phải than thở: “Sống trong cảnh tối om, chúng tôi mỗi người đều tự hỏi điều gì đã xảy ra, ngày mai ra sao, bao nhiêu vấn đề đang thôi thúc”[5]. Một nhà báo Anh thừa nhận: “Chúng tôi ở Sài Gòn rất nguy ngập về lương thực vì trên đất thì quân dân Việt Nam phong tỏa, mà trên mặt biển thì trước kia quân Nhật đã thả nhiều thủy lôi. Các kho gạo của Nhật trước đây thì đều bị người Việt Nam phá hoại bằng cách đốt cháy hết trận này đến trận khác...”[6].

Cuộc chiến đấu của quân dân Nam Bộ vì độc lập, tự do của Tổ quốc làm nức lòng quân, dân cả nước. Ngay sau khi nhận được điện báo, Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biểu lộ nhất trí cao với quyết tâm kháng chiến của Xứ ủy và Ủy ban nhân dân Nam Bộ, đồng thời kêu gọi quân dân cả nước hỗ trợ, chi viện cho cuộc kháng chiến. Nhiều đoàn quân nam tiến đã được cử vào sát cánh cùng quân và dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ chống quân xâm lược Pháp. Một sự kiện lớn đáng chú ý là ngày 23-9-1945, những chiếc thuyền đầu tiên đưa gần 1.000 chiến sĩ cách mạng bị Pháp giam giữ ở Côn Đảo đã cập bến tại Đại Ngãi, Sóc Trăng. Những cán bộ dày dạn đấu tranh được tăng cường cho đội ngũ lãnh đạo kháng chiến, trong đó có các đồng chí Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Phạm Hùng, Nguyễn Văn Linh...

Ngày 24-9-1945, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi huấn lệnh cho quân, dân Nam Bộ nêu rõ: “Lòng kiên quyết dũng cảm của nhân dân Nam Bộ chống lại quân đội xâm lược chẳng những làm cho đồng bào cả nước khâm phục, mà lại còn chứng tỏ cho cả thế giới đều biết các quyền độc lập của nhân dân Nam Bộ. Hiện nay đồng bào Nam Bộ đang phải đương trải qua những khó khăn gay go, điều đó là sự dĩ nhiên trên con đường đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đồng bào phải cương quyết giữ vững lòng tin ở tương lai và lập tức thi hành triệt để những lời thề quả quyết trong ngày Độc lập”[7].

Kết quả, sau một thời gian nổ súng gây hấn, quân Pháp chỉ mới chiếm được một dải hẹp từ bờ rạch Bến Nghé qua chợ Bến Thành, đến chợ Tân Định. Trên thực tế, quân Pháp rơi vào thế bị động, phải ra sức chống đỡ, cố giữ nguyên trạng cho đến khi quân tăng viện kịp đến. Nhưng, với lực lượng vũ trang còn non yếu, quân và dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ đã không thể ngăn được sức tiến công của quân Pháp - một đội quân nhà nghề được trang bị đầy đủ lại được quân Anh giúp sức. Sau một thời gian chiến đấu, quân xâm lược chiếm đóng được hầu hết các thành phố, thị xã, đường giao thông quan trọng ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ và bắt đầu càn quét, bình định vùng nông thôn rộng lớn.

Mặc dù, cuộc chiến đấu đã không ngăn được âm mưu tái chiếm của giặc Pháp nhưng chính trong những ngày gay go, ác liệt này, các lực lượng vũ trang Nam Bộ đã góp phần đảo lộn chiến lược và kế hoạch tác chiến của Pháp và bước đầu làm thất bại chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh”; xác định được phương hướng xây dựng, thống nhất củng cố và phát triển để trở thành một bộ phận Quân đội nhân dân có đủ sức chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược; một hệ thống căn cứ kháng chiến đã hình thành ở Nam Bộ. Đây cũng là thời gian để Trung ương Đảng xây dựng đường lối cho cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh trong giai đoạn chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi về sau.

Nhìn lại cuộc đấu tranh chống Pháp những ngày đầu ở Nam Bộ, có thể thấy đây là một cuộc đấu tranh toàn dân, toàn quốc trên tất cả các lĩnh vực quân sự, chính trị, ngoại giao…Nét nổi bật trong cuộc đấu tranh này là sự có mặt của những cá nhân, lực lượng vốn không được coi là thân Việt Minh, “thân cộng”. Điều này cho thấy, ý chí thống nhất dân tộc của nhân dân Việt Nam là một sợi dây vô hình, có sức mạnh vô song. Nó vượt lên cả những khác biệt về tư tưởng, chính trị để gắn bó toàn dân tộc vào một khối, vì lợi ích chung của đất nước. Ý chí đó càng khẳng định thêm quyết tâm thống nhất đất nước trong câu nói ngày 1-6-1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”[8].

Cẩm Trang

 


[1] Nam Bộ với toàn quốc kháng chiến, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, H.2016, tr.47.

[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, t.4, tr.534.

[3] Nam Bộ với toàn quốc kháng chiến, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, H.2016, tr.60.

[4] Vùng đất Nam Bộ, tập IV từ 1945 đến 2010, Nxb Sự thật, H, 2017, tr.30.

[5] Vùng đất Nam Bộ, tập IV từ 1945 đến 2010, Nxb Sự thật, H, 2017, tr.31.

[6] Theo báo Cứu quốc, số 57, ngày 3-10-1945.

[7] Theo báo Cứu quốc, số 50, ngày 24-9-1945.

[8] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.4, tr.280.

Chia sẻ:
2
Bài đã đăng:
  • Hội nghị Giao ban báo chí tháng 4/2025  (5/9/2025 10:28:26 AM)
  • Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về kinh tế tư nhân  (5/6/2025 5:13:12 PM)
  • Tỉnh ủy Đắk Nông gặp mặt đại biểu trí thức, văn nghệ sĩ tiêu biểu nhân dịp đầu Xuân Ất Tỵ năm 2025  (2/7/2025 4:22:27 PM)
  • Hiệu quả từ Chương trình tọa đàm trực tiếp “Đưa Nghị quyết của Đảng và cuộc sống”  (12/31/2024 10:14:53 AM)
  • Hội nghị Tổng kết công tác tuyên giáo năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025  (12/20/2024 7:30:04 PM)
  • Nhân tố quyết định làm nên sức chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh  (12/18/2024 7:46:30 AM)
  • Nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh  (12/17/2024 6:02:36 AM)
  • Cấp ủy, chính quyền, ban chỉ đạo 35 các cấp chủ động vào cuộc, định hướng thông tin từ sớm, từ xa  (11/14/2024 4:09:56 PM)
  • Công tác tham mưu của Ban Tuyên giáo các cấp góp phần xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức  (8/28/2024 10:07:24 AM)
  • Bác bỏ luận điệu xuyên tạc Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh  (8/27/2024 8:06:42 AM)
KẾT LUẬN - THÔNG BÁO Xem thêm
  • KL của Thông báo TTTU tại HN tổng kết 10 năm thực hiện NQ số 33-NQ/TW, ngày 30/5/1998 của BCH TW khóa XI về "XD và phát triển văn hóa, con người VN đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước"
  • Thông báo V/v phân công nhiệm vụ của các thành viên Tiểu ban Nhân sự ĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII
  • Thông báo về chủ trương nghiên cứu, biên soạn và phát triển Lịch sử Đảng bộ huyện Đắk Rlap, giai đoạn 2005-2025
  • Thông báo kết luận chỉ đạo của TTTU tại HN tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hộ
  • Thông báo về tăng cường công tác phòng, chống tai nạn, thương tích và đuối nước ở trẻ em
LỊCH LÀM VIỆC Xem thêm
VIDEO
  • Thác Độc Lạ Nhất Đăk Nông EZRHR4cVdBo
  • Thác Dray sap - Dray Nu, Đắk Nông cEF3_aeiiGc
  • Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng - Đắk Nông NGcOWpxIMQo
  • Thắc Đắk G'lun thác nước đẹp nhất Đăk Nông 5T0EpUt4qKw
  • Quan Cảnh Tại Đắk Nông Qua Góc Nhìn Flycam -lI1NpdQjgo
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
Cảnh đẹp Đắk Nông
Cảnh đẹp Đắk Nông
Cảnh đẹp Đắk Nông
Cảnh đẹp Đắk Nông
Cảnh đẹp Đắk Nông
LIÊN KẾT HỮU ÍCH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Tổng truy cập: 2631203
Đang online: 40
  • Trang chủ
  • Site map
  • Liên hệ
  • Góp ý
  • Hỏi đáp
  • Hoạt động của lãnh đạo tỉnh
  • Tin tức - sự kiện
  • Nghị quyết
  • Tỉnh ủy Đắk Nông
  • Bản tin Thông báo Nội bộ
  • Lịch tiếp xúc cử tri
  • Thông tin tổng hợp
  • Danh mục Phần mềm ứng dụng
  • Lịch tiếp công dân
  • Tài liệu Hội nghị
  • Văn bản chỉ đạo điều hành
  • Thông tin chuyên đề
  • Hoạt động
  • Lấy ý kiến dự thảo Văn bản
  • Phần mềm nội bộ
  • Tiêu điểm - điểm báo
  • Lý luận - Thực tiễn
  • Tư tưởng - Hồ Chí Minh
  • Thông tin phục vụ lãnh đạo
  • Tài liệu Hội nghị
  • Bản tin Thông báo Nội bộ
 Trang chủ  Site map  Liên hệ  Góp ý  Hỏi đáp
Bản quyền thuộc TỈNH ỦY ĐẮK NÔNG 
Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY ĐẮK NÔNG
Chịu trách nhiệm xuất bản: Ông Hồ Xuân Hậu - Tỉnh ủy viên, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, Trưởng Ban Biên tập
Giấy phép thiết lập Cổng thông tin điện tử: Số 146/GPTTĐT-STTTT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Nông
Địa chỉ: Đường Lê Lai, Phường Nghĩa Trung, Thành Phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông
Điện thoại: 05013.544.266 – Fax:  05013.544.265  Email: vptu@daknong.gov.vn