Văn hoá công sở là một hệ thống các chuẩn mực, quy tắc, giá trị được hình thành trong quá trình hoạt động của công sở, tạo nên niềm tin giá trị về thái độ của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong công sở, ảnh hưởng đến cách làm việc trong công sở và hiệu quả hoạt động của công sở.
.jpg)
Trong văn hóa công sở, trang phục cũng là một trong những chuẩn mực, là nét văn hóa nơi công sở, Trang phục là ấn tượng ban đầu để đánh giá về cán bộ, công chức, viên chức, qua trang, cán bộ, công chức, viên chức sẽ gây được thiện cảm với thủ trưởng, với đồng. Trong điều kiện hiện nay, chúng ta chưa trang bị đồng phục làm việc nơi công sở cho cán bộ, công chức thì chúng ta cần chú ý một số cách ăn mặc nơi công sở như: không mặc áo quần màu sắc hoa hòe sặc sỡ, may cầu kỳ, màu quá chói mắt như; đỏ, vàng chóe, xanh lá cây rực rỡ…., không nên đến công sở với bộ đồ nhàu nát. Không mặc quần áo quá chật, vải quá mỏng, quá ôm sát, vào người (nhất là đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức) như: áo pull, quần jean, váy quá ngắn, áo không cổ hoặc cổ áo quá rộng, … Tốt nhất nên dùng sơ mi, quần âu hay comple, màu sắc trang nhã phù hợp. Khi dự lễ những nơi trang trọng nữ nên mặc áo dài hoặc comple, nam nên thắc cà vạt hoặc mặc veston thêm phần lịch sự hơn.

Trong những năm qua, Công đoàn Viên chức tỉnh vận động toàn thể đoàn viên công đoàn, lao động nữ mặc áo dài khi làm việc tại các cơ quan, đơn vị. Toàn thể đoàn viên và người lao động nữ đồng loạt mặc áo dài khi tham gia các hoạt động văn hóa, sự kiện, làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhằm lan tỏa vẻ đẹp của áo dài truyền thống.


Hưởng ứng phong trào chung, cán bộ, công chức, người lao động nữ tại Văn phòng Tỉnh ủy mặc áo dài trong những ngày đầu tuần, ngày thứ Ba hàng tuần và trong các dịp lễ hội, hội nghị do cơ quan tổ chức. Hoạt động hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài” tại cơ quan Văn phòng Tỉnh ủy góp phần khẳng định và tôn vinh giá trị áo dài trong đời sống xã hội, khơi dậy niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn, phát huy di sản Việt Nam và là nét đẹp văn hóa nơi công sở.



Thủy Tiên