Thực trạng công tác cán bộ nữ trên địa bàn tỉnh Đắ Nông
Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X và Chỉ thị 21-CT/TW, ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới.
Trong thời gian qua công tác phụ nữ đã được các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể trên địa bàn tỉnh quan tâm triển khai và đạt được những kết quả quan trọng. Nhận thức về vai trò, vị trí của phụ nữ, công tác phụ nữ và bình đẳng giới có chuyển biến tích cực.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ cấp xã-Hình ảnh sưu tầm
Kết quả thực hiện công tác cán bộ nữ trên địa bàn tỉnh:
Cấp tỉnh, nhiệm kỳ 2020 – 2025: Cán bộ nữ: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh chiếm tỷ lệ: 6/48 người, tỷ lệ 12,5% (tăng 2,7%); Ban Thường vụ: 01/15, tỷ lệ: 6,6%.
Cấp huyện, nhiệm kỳ 2020 – 2025: Ban Chấp hành 54/376 người, tỷ lệ: 14,36%; Ban Thường vụ: 12/114 người, tỷ lệ: 10,53%.
Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội: Nhiệm kỳ 2021 – 2026: 02/06 đại biểu, tỷ lệ: 33,33%.
Tỷ lệ nữ dại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp: Cấp tỉnh, nhiệm kỳ 2021 – 2026: 15/52 đại biểu, tỷ lệ: 28,85%, tăng 9,62% so với nhiệm kỳ trước. Cấp huyện, nhiệm kỳ 2021 – 2026: 64/271 đại biểu, tỷ lệ 23,61%, tăng 1,86% so với nhiệm kỳ trước.
Cấp xã, nhiệm kỳ 2021 – 2026: 405/1.759 đại biểu, tỷ lệ 23,02%, giảm 0,7% so với nhiệm kỳ trước.
Công tác cán bộ nữ, bình đẳng giới có sự quan tâm, đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện còn hạn chế, thiếu các chính sách hỗ trợ cho nhóm phụ nữ đặc thù ở vùng sâu, xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; giáo dục gia đình chưa được quan tâm đúng mức; nhiều chỉ tiêu của Nghị quyết số 11-NQ/TW về công tác cán bộ nữ và các giải pháp về phụ nữ theo Chỉ thị 21-CT/TW chưa thực hiện hiệu quả, nhất là ở cấp cơ sở.
Nguyên nhân của những hạn chế trên chủ yếu là do nhận thức, trách nhiệm của một số cấp ủy, chính quyền, nhất là của người đứng đầu còn chưa đầy đủ; còn thiếu văn bản chỉ đạo và biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên; vai trò tham mưu của Hội Liên hiệp Phụ nữ một số nơi còn những hạn chế nhất định. Để tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới đạt được mục tiêu đề ra, trong thời gian tới chúng ta tập trung thực hiện tốt các giải pháp sau:
- Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng trong xã hội nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về vai trò, vị trí, tiềm năng to lớn của phụ nữ, về công tác phụ nữ và bình đẳng giới.
- Từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách về bình đẳng giới, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển toàn diện. Xây dựng và thực hiện các chính sách đặc thù hỗ trợ phụ nữ ở vùng sâu, biên giới, phụ nữ là người dân tộc thiểu số, phụ nữ khuyết tật, đơn thân, cao tuổi, phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ
- Đổi mới, kiện toàn Ban vì sư tiến bộ của phụ nữ; thực hiện bình đẳng giới trong công tác cán bộ, gia đình và trẻ em, bảo đảm liên thông, tinh gọn, hiệu quả. Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, giữa các cơ quan quản lý nhà nước với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ban quốc gia vì sự tiến bộ của phu nữ trên địa bàn tỉnh.
- Chú trọng phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, tôn vinh nhằm khơi dậy tiềm năng, trí tuệ, sức sáng tạo, tinh thần khởi nghiệp, khát vọng của đội ngũ nữ lãnh đạo quản lý, nữ trí thức,…
- Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp để đạt chỉ tiêu công tác cán bộ nữ; quan tâm tạo nguồn cán bộ nữ trẻ, nữ dân tộc thiểu số. Hoàn thiện các quy định về công tác cán bộ bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ về độ tuổi trong quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, luân chuyển đáp ứng công tác cán bộ nữ trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới.
Đoàn Văn Kỳ