• Trang chủ Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Lịch sử hình thành
      • Giới thiệu chung
      • Lịch sử hình thành
      • Điều kiện tự nhiên
    • Lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Danh sách BCH Đảng bộ tỉnh khóa X
      • Danh sách BCH Đảng bộ tỉnh khóa XI
      • Danh sách BTV Đảng bộ tỉnh khóa XI
    • Cơ cấu tổ chức Tỉnh ủy
      • Thường trực Tỉnh ủy
      • Ban Thường vụ Tỉnh ủy
      • Ban Chấp hành Đảng bộ
      • Các Ban xây dựng Đảng
      • Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy
      • Các Huyện ủy, thành ủy
      • Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy
  • Tin tức - sự kiện
    • Hoạt động lãnh đạo tỉnh
    • Tiêu điểm - Điểm báo
    • Tư tưởng - Chính trị
    • Công tác Dân vận
    • Kiểm tra - Giám sát
    • Công tác Nội chính
    • Công tác văn phòng
    • Hướng dẫn, trao đổi nghiệp vụ
    • Tổ chức - Xây dựng Đảng
    • Mặt trận - Đoàn thể
  • Tài liệu Hội nghị
    • Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
  • Phần mềm nội bộ
    • HT Chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy
    • Phản ánh kiến nghị -KN -TC
    • Phần mềm Phòng họp không giấy
    • Phần mềm Quản lý Tài sải
    • Phần mềm Quản lý văn bản
  • Văn kiện đảng
    • Điều lệ Đảng
    • Văn kiện Đảng toàn tập
    • Văn kiện Đại hội
    • Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương
    • Hệ thống văn bản của Đảng
  • Liên hệ
Quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lấn thứ XII và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
Đảng bộ tỉnh Đắk Nông
 
 Site map  Góp ý  Hỏi đáp  Phản ánh - kiến nghị RSS 
Chia sẽ bài viết qua email
Bài viết: Tỉnh uỷ Đắk Nông sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII
* Email không hợp lệ
*
* Email không hợp lệ
*
 Gửi email
 
Trang chủ » Tin tức - sự kiện » Thông tin chuyên đề
Thứ 6, 15/09/2023
Tỉnh uỷ Đắk Nông sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, sau Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, nhằm chủ động trong việc tổ chức quán triệt, nghiên cứu học tập Nghị quyết số 10, Tỉnh ủy đã phối hợp với các cơ quan tham mưu giúp việc Tỉnh ủy tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy chuẩn bị các bước để tổ chức Hội nghị học tập, nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết đảm bảo đúng thời gian, nghiêm túc, đạt chất lượng.

Theo đó, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã mở các điểm cầu trực tuyến với Hội nghị toàn quốc để đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện được nghe báo cáo viên Trung ương truyền đạt. Đối với cấp huyện, thành phố và cơ sở, các địa phương, đơn vị đều căn cứ vào điều kiện cụ thể để tổ chức học tập, quán triệt theo hình thức tập trung, thời gian tổ chức hội nghị là 0,5 ngày, đối tượng tham gia là cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức, quần chúng tham gia học tập, nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII. Bên cạnh đó hầu hết các đồng chí đều đồng tình, nhất trí cao việc Trung ương ban hành Nghị quyết số 10 là phù hợp với tình hình thực tiễn, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt. Nghị quyết số 10 đề ra quy trình, giải pháp, tổ chức chặt chẽ, là điểm mới đột phá về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Công tác chuẩn bị triển khai, quán triệt Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch, Hướng dẫn của Tỉnh được Ban Thường vụ Tỉnh ủy quan tâm chỉ đạo chặt chẽ, chu đáo. Trong triển khai, học tập Nghị quyết số 10 có xây dựng, chương trình, kế hoạch, hướng dẫn thực hiện sát với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị. Hội nghị tổ chức triển khai đúng theo nội dung tinh thần hướng dẫn của Trung ương, Chương trình và Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, từ đó cán bộ, đảng viên tham gia học tập đảm bảo yêu cầu về số lượng, chất lượng. Các đồng chí báo cáo viên đã trực tiếp truyền đạt quan điểm chỉ đạo của các Nghị quyết nhằm quán triệt tinh thần chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp, lấy doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh; ngăn chặn biểu hiện của quan hệ “lợi ích nhóm”, thao túng chính sách để trục lợi bất chính. Qua việc học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết, Kế hoạch của Trung ương đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và tạo sự đồng thuận, thống nhất hành động trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống chính trị của tỉnh. Để triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 10, tỉnh Đắk Nông đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trên cơ sở đó, sở, ban, ngành Tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố đã ban hành các kế hoạch chuyên đề để thực hiện. Các kế hoạch này đã được lồng ghép vào chương trình công tác của cấp ủy, UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn 2017 - 2022. Đã đạt được những kết quả theo Chương trình mục tiêu đề ra.

 Một là, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân. Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 3.000 doanh nghiệp; đến năm 2025 có ít nhất 6.000 doanh nghiệp; đến năm 2030 có ít nhất 10.000 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn.

Hai là, hoàn thành nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông của công ty TNHH luyện kim Trần Hồng quân (công suất 300 nghìn tấn sản phẩm/năm) đưa vào hoạt động ổn định trước năm 2020, tiếp nhận toàn bộ sản phẩm alumin của Nhà máy Alumin Nhân Cơ của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (650 nghìn tấn sản phẩm alumin/năm). Đưa địa phương trở thành Trung tâm công nghiệp sản xuất lớn nhất cả nước, trong đó Khu công nghiệp Nhân Cơ là nền tảng, trước năm 2030.

Ba là, khuyến khích việc liên kết với khu kinh tế tư nhân để hình thành các doanh nghiệp đa sở hữu, có đủ khả năng tham gia mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị trong nước, toàn cầu trước năm 2030.

Bốn là, tập trung mọi nguồn lực từ ngân sách nhà nước, vận động nguồn vốn ODA để sớm hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng (theo quy hoạch), trước mắt là hệ thống giao thông, ưu tiên hệ thống tỉnh lộ trước năm 2020 để hàng hóa lưu thông thuận lợi, tạo tiền đề cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển.

Năm là, Phấn đấu trước năm 2020, có ít nhất 06 doanh nghiệp địa phương trở thành doanh nghiệp có quy mô lớn, có sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chất lượng, uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế. Đến năm 2030 có ít nhất 15 doanh nghiệp trở thành doanh nghiệp có quy mô lớn, có sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chất lượng, uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế (theo tiêu chuẩn quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ).

Trong thời gian qua đạt được kết quả thực hiện Chương trình số 23-CTr/TU đến nay: Toàn tỉnh có 3.930 doanh nghiệp đang hoạt động, đạt mục tiêu đề ra là 3.000 doanh nghiệp. Dự án Nhà máy điện phân Nhôm Đắk Nông của Công ty TNHH luyện kim Trần Hồng Quân (công suất thiết kế 450.000 tấn/năm; giai đoạn 1: 150.000 tấn/năm) đã được Nhà đầu tư khởi công xây dựng vào tháng 02/2015; dự kiến, đầu năm 2018 dự án sẽ hoàn thành đi vào hoạt động với công suất giai đoạn 1 là 150.000 tấn/năm. Tuy nhiên, đến nay dự án chậm tiến độ, chưa đi vào vận hành, không đạt tiến độ, mục tiêu đề ra. Với mục tiêu đưa Đắk Nông trở thành trung tâm công nghiệp sản xuất và chế biến nhôm lớn nhất cả nước giai đoạn đến 2030, trong đó khu công nghiệp Nhân Cơ là nền tảng được triển khai đầu tư xây dựng trước năm 2020; đến 17/11/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1441/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Nhân Cơ 2, tỉnh Đắk Nông, với quy mô 400ha. Hiện tại, tỉnh Đắk Nông đang phối hợp với Nhà đầu tư dự án là Công ty Cổ phần Capella Quảng Nam triển khai các bước đầu tư khu công nghiệp theo quy định. Khi khu công nghiệp Nhân Cơ 2 được hoàn thành và đi vào vận hành, sẽ tập trung kêu gọi, thu hút đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp bô xít - alumin - nhôm và sản xuất các sản phẩm sau nhôm. Khuyến khích việc liên kết với khu kinh tế tư nhân để hình thành các doanh nghiệp đa sở hữu, có đủ khả năng tham gia mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị trong nước, toàn cầu trước năm 2030: Tỉnh đã quy hoạch và đầu tư xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao với quy mô 120 ha để xây dựng mô hình trình diễn, thu hút các nhà khoa học, doanh nghiệp đầu tư chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao, bước đầu định hướng đã hình thành 3 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tỉnh đã áp dụng nhiều cơ chế chính sách ưu đãi nhằm thu hút các nhà đầu tư; hàng năm tỉnh tổ chức 02-03 hội nghị đối thoại công khai giữa lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành với cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức hội nghị kết nối doanh nghiệp với Ngân hàng để kịp thời nắm bắt và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp  trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, hiện tại doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh quy mô nhỏ, chủ yếu vẫn là doanh nghiệp nhỏ, kinh tế hộ kinh doanh, trình độ công nghệ, quản trị, năng lực tài chính, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh thấp; Đến nay chưa hình thành được một số doanh nghiệp địa phương trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ công nghệ cao, sáng tạo, có sản phẩm quy tín, đủ sức cạnh tranh trên thị trường cả nước. Tập trung mọi nguồn lực từ ngân sách nhà nước, vận động nguồn vốn ODA để sớm hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng (theo quy hoạch), trước mắt là hệ thống giao thông, ưu tiên hệ thống tỉnh lộ trước năm 2020 để hàng hóa lưu thông thuận lợi, tạo tiền đề cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển: Hạ tầng giao thông được chú trọng đầu tư, đến nay toàn tỉnh đã đầu tư, nhựa hoá được 298 km nâng tỷ lệ nhựa hóa đường toàn tỉnh năm 2023 ước đạt 70%, trong đó nhựa hóa đường huyện đạt 84%. Với tiến độ thực hiện và nguồn vốn đã bố trí trong kế hoạch trung hạn thì dự kiến đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Phấn đấu trước năm 2020, có ít nhất 06 doanh nghiệp địa phương trở thành doanh nghiệp có quy mô lớn, có sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chất lượng, uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế. Tỉnh đã áp dụng nhiều cơ chế chính sách ưu đãi nhằm thu hút các nhà đầu tư như giá thuê đất thực hiện dự án trên địa bàn Đắk Nông thấp hơn với mặt bằng chung; Hàng năm tỉnh tổ chức 02-03 hội nghị đối thoại công khai giữa lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành với cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức hội nghị kết nối doanh nghiệp với Ngân hàng để kịp thời nắm bắt và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp  trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, hiện tại doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh quy mô nhỏ, chủ yếu vẫn là doanh nghiệp nhỏ, kinh tế hộ kinh doanh, trình độ công nghệ, quản trị, năng lực tài chính, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh thấp; Đến nay chưa hình thành được doanh nghiệp địa phương trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ công nghệ cao, sáng tạo, có sản phẩm quy tín, đủ sức cạnh tranh trên thị trường cả nước, không đạt mục tiêu đề ra.

Kết quả trên từng lĩnh vực gắn với các nhiệm vụ cụ thể tại Nghị quyết 98, ngày 03/10/2017 và Nghị quyết 45, ngày 31/3/2023 của Chính phủ: Khu vực kinh tế tư nhân: Có 3.930 doanh nghiệp (xét về vốn sản xuất và lao dộng làm việc của doanh nghiệp cho thấy hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ), thu hút 25.000 lao động, nguồn vốn sản xuất kinh doanh 39.037 tỷ đồng. Kinh tế cá thể phát triển mạnh, đến tháng 8 năm 2023 toàn Tỉnh có trên 33.152 hộ kinh doanh, thu hút 61.501 lao động. Về thu hút đầu tư trong nước, lũy kế đến nay, có 394 dự án đầu tư, với tổng mức đầu tư 59.900 tỷ đồng. Các dự án đầu tư hoàn thành đi vào hoạt động đã đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh như các dự án thủy điện, năng lượng tái tạo, khai thác Alumin, vật liệu xây dựng và chăn nuôi. Kinh tế hợp tác, hợp tác xã được củng cố, từng bước nâng chất và có chuyển biến tích cực. Toàn Tỉnh có 3 liên hiệp HTX, 214 THT và 270 HTX hoạt động trên 6 lĩnh vực: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; nông nghiệp; quỹ tín dụng nhân dân; thương mại - dịch vụ, kinh doanh tổng hợp; giao thông - vận tải; vệ sinh môi trường với tổng số vốn điều lệ là 243.077 triệu đồng, tổng số thành viên tham gia là 16.825 người, với 7.904 lao động thường xuyên. Nhìn chung, kinh tế tập thể đã có những đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, nhất là trong công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn. Lực lượng kinh tế tập thể đóng góp cho GRDP của Tỉnh. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI): Đến nay, có 13 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký 17.600 tỷ đồng. Doanh thu trong giai đoạn 5 năm từ 2018 đến 2022 của các doanh nghiệp FDI đạt khoảng 1.479 triệu USD; xuất khẩu đạt khoảng 2.712 triệu USD; nộp ngân sách đạt khoảng 6.846 triệu USD; lũy kế với số lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI khoảng 500 người; khu vực kinh tế nước ngoài hoạt động ổn định và hiệu quả, đóng góp nhiều vào giá trị xuất khẩu của tỉnh. Tuy nhiên số lao động thường xuyên biến động do các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thu mua, chế biến nông sản nên chủ yếu là lao động thời vụ. Bên cạnh đó, tỉnh Đắk Nông đã thu hút được nhiều doanh nghiệp có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm đến Đắk Nông thực hiện nghiên cứu, khảo sát và đề xuất đầu tư như: Tập đoàn Hòa Phát, Tập đoàn Đức Giang, Tập đoàn Việt Phương, Tập đoàn Sun Group, Tập đoàn TH và một số doanh nghiệp khác..., tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực Công nghiệp khai khoáng, Năng lượng tái tạo, Du lịch - dịch vụ, Nông – lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Thúc đẩy cạnh tranh chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố ngày 11/4/2023, theo đó Đắk Nông đạt 64,87 điểm, đứng vị trí thứ 38/63 tỉnh, thành phố. So với năm 2021, Chỉ số PCI của Đắk Nông đã tăng 14 bậc (năm 2021 xếp hạng 52/63 tỉnh). Đặc biệt, năm nay, lần đầu tiên, VCCI giới thiệu báo cáo về Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) và một số kết quả phân tích về chất lượng quản trị môi trường cấp tỉnh từ góc nhìn của doanh nghiệp tại Việt Nam. Trong báo cáo này, PGI của Đắk Nông đạt 14,01 điểm, xếp hạng 48/63 tỉnh, thành phố. Với Kết quả về chỉ số PCI của Đắk Nông trong năm 2022 là sự nỗ lực, quyết tâm chính trị cao của toàn Đảng bộ, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt, sát sao của chính quyền các cấp, các ngành, đặc biệt là sự đoàn kết, quyết tâm, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Cùng với sự tăng cao về thứ hạng, nhiều lĩnh vực tác động trực tiếp tới sự phát triển doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân được cải thiện mạnh mẽ. Tinh thần tiên phong và hiệu quả giải quyết công việc của các cấp chính quyền tỉnh, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính ngày càng được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao; Các chỉ tiêu Chi phí thời gian và Chi phí không chính thức ngày càng có xu hướng giảm; Các hoạt động hỗ trợ ngày càng được tăng cường; việc tiếp cận các thông tin về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các tài liệu pháp lý của tỉnh ngày càng thuận lợi, dễ dàng hơn đối với cộng đồng doanh nghiệp. Tỉnh cũng đã triển khai đánh giá bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành Tỉnh và cấp huyện (DDCI) tỉnh Đắk Nông năm 2022; qua đó, cho thấy Đắk Nông có nhiều cố gắng cải thiện môi trường đầu tư. Trong quá trình điều hành, Tỉnh đã tập trung chỉ đạo tăng cường công khai, minh mạch trong giải quyết các công việc cho nhà đầu tư và nâng cao trách nhiệm người đứng đầu các sở, ngành Tỉnh và địa phương trong thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Ban hành quy trình thủ tục đầu tư và các chính sách ưu đãi đầu tư, rà soát xử lý đối với các dự án đầu tư có sử dụng đất chưa thực hiện đúng quy định. Tỉnh đã tổ chức rất nhiều cuộc đối thoại với doanh nghiệp, cà phê doanh nhân,... kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc của người dân và doanh nghiệp, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân. Tỉnh đã tiếp và làm việc với nhiều cơ quan đại diện nước ngoài, các hiệp hội, các nhà đầu tư đến tìm hiểu môi trường đầu tư, cơ hội hợp tác với địa phương; chủ động tổ chức và tham gia các sự kiện quốc tế nhằm quảng bá tiềm năng, thế mạnh, kêu gọi xúc tiến đầu tư và cải thiện môi trường đầu tư. Tỉnh tập trung tổ chức rà soát để đơn giản hóa các thủ tục hành chính, thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công Tỉnh, tăng cường áp dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; ban hành công khai danh mục các dự án thu hút đầu tư; củng cố kiện toàn tổ chức và nội dung hoạt động của Hiệp hội Doanh nghiệp Tỉnh. Ngành công nghiệp từng bước khai thác được tiềm năng, thế mạnh, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, nổi bật là dự án Alumin Nhân Cơ công suất 650.000 tấn/năm; các dự án thuỷ điện, điện gió đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, thế mạnh về nguồn nguyên liệu nông lâm sản dồi dào cũng được khai thác hiệu quả, tỉ lệ sản phẩm nông nghiệp được chế biến ngày càng tăng cao. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh vẫn duy trì được mức tăng trưởng ổn định, một số sản phẩm chủ yếu tăng mạnh so với kỳ trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng bình quân giai đoạn 2021-2023 là 10%; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2023 ước đạt 11,83%. Dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật bên trong và bên ngoài hàng rào khu công nghiệp Nhân Cơ hiện vẫn đang triển khai xây dựng. Dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Nhân Cơ 2 đã được Thủ tướng Chính phủ cấp chủ trương đầu tư cho Công ty Cổ phần Capella Quang Nam làm chủ đầu tư, quy mô dự án là 400 ha, tổng vốn đầu tư là 1.442,421 tỷ đồng. Các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh hoạt động hiệu quả chưa cao, nguyên nhân do Đắk Nông là tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, công tác quản lý chưa hiệu quả, năng lực của các nhà đầu tư còn hạn chế, thiếu nguồn nguyên liệu sản xuất. Tỉnh đã thành lập 01 Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với diện tích 120 ha; Công nhận được 04 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với quy mô 2.423,17 ha; công nhận 02 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ điều tra hiện trường, lập kế hoạch đến năm 2025 hình thành thêm 12 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với quy mô 5.140 ha. Ngoài ra có trên 85 ngàn ha ứng dụng một phần công nghệ cao với sản lượng trên 400 ngàn tấn/năm;… góp phần nâng cao hiệu quả, giảm được nhiều chi phí sản xuất và nâng cao được năng suất, chất lượng sản phẩm nông sản. Toàn tỉnh được chứng nhận 60 sản phẩm của 53 doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ cơ sở sản xuất được chứng nhận sản phẩm OCOP, trong đó có 07 sản phẩm đạt 4 sao, 53 sản phẩm đạt 3 sao theo Bộ tiêu chí OCOP Quốc gia; có 139 sản phẩm áp dụng mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Tỉnh đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa, thu nhập dân cư tiếp tục tăng cao, trong đó có sự đóng góp rất lớn của khu vực dịch vụ. Đến nay tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 13%/năm; hoạt động xuất khẩu tiếp tục được đẩy mạnh, thị trường xuất khẩu tiếp tục duy trì và mở rộng trên cơ sở phát huy được những mặt hàng chủ lực thuộc thế mạnh của tỉnh như cà phê, hạt tiêu, hạt điều, cao su, Alumin... Hoạt động du lịch có nhiều chuyển biến tích cực, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Công tác phục vụ khách du lịch dịp lễ được các địa phương cũng như doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh du lịch quan tâm triển khai sớm để đảm bảo môi trường du lịch, chất lượng phục vụ du khách.

Trong thời gian qua, tỉnh đã chú trọng triển khai thực hiện công tác thu hút đầu tư, cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng để các doanh nghiệp vào đầu tư, kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh. Đến nay, đã thu hút 10 dự án đầu tư các khu, điểm du lịch; bên cạnh đó, đã có nhiều nhà đầu tư lớn quan tâm, đến khảo sát tiềm năng du lịch như: tập đoàn Sun Group, Tập đoàn T&T, tập đoàn TH, tập đoàn Sao Mai, tập đoàn Hòa Phát, Phú Cường, Novaland… Để hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, thực hiện mục tiêu thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, tạo điều kiện cho việc tìm kiếm những ý tưởng kinh doanh mới, sáng tạo của các cá nhân. Tỉnh đã ban hành Quyết định số 3019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của UBND tỉnh về phê duyệt đề án "Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Đăk Nông đến năm 2025. Hoạt động khoa học và công nghệ được đổi mới thông qua áp dụng cơ chế đặt hàng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, các nhiệm vụ được triển khai mới đều có địa chỉ ứng dụng. Hội đồng khoa học và công nghệ Tỉnh trung bình mỗi năm xét duyệt, triển khai thực hiện mới khoảng 10 nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chuyển giao các đề tài, dự án về các sở, ban, ngành Tỉnh và địa phương để triển khai ứng dụng vào thực tế. Tỉnh đã ban hành các chính sách, chế độ, đãi ngộ thu hút đội ngũ trí thức, đội ngũ cán bộ khoa học; đến nay, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đã được chuẩn hóa đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm trong bộ máy quản lý Nhà nước. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm: Tỉnh có các Trung tâm dạy nghề tại các huyện, thành phố. Giai đoạn 2017 - 2022, tỉnh Đắk Nông đã giải quyết việc làm mới và việc làm tăng thêm cho 11.586 lượt lao động; trong đó: việc làm trong nước là 110.236 lượt người, việc làm nước ngoài (lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức hợp đồng) là 1.350 người. Giai đoạn 2017-2022 đã tổ chức đào tạo nghề cho 28.918 người, bình quân mỗi năm, toàn tỉnh sẽ có 4.800 người được đào tạo nghề, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của tiến trình phát triển tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn mới. Cơ cấu tổ chức, bộ máy tại các sở, ngành được kiện toàn, sắp xếp theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Các địa phương đã cơ bản hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy bên trong cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc UBND cấp tỉnh, huyện. Chế độ công vụ có nhiều đổi mới tích cực. Theo đó, tăng cường phân cấp; cải cách thủ tục hành chính; đổi mới chính sách tuyển dụng; giảm biên chế đạt mục tiêu đề ra. Đến nay, có 8/8 đơn vị hành chính cấp huyện và 18/18 Sở, Ban, ngành của tỉnh đã hoàn thiện sắp xếp vị trí việc làm theo đúng quy định; 82/82 đơn vị sự nghiệp công lập được phê duyệt khung năng lực vị trí và bố trí viên chức theo đúng quy định. Cải cách thủ tục hành chính được thúc đẩy mạnh mẽ dù trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp. Việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa các cấp ngày càng được cải thiện theo hướng chuyên nghiệp, công khai, minh bạch, dân chủ và hiện đại. Tình hình tổ chức, hoạt động của Trung tâm Hành chính công tỉnh và bộ phận một cửa tại UBND các huyện, thành phố cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Đến nay, 100% thủ tục hành chính công bố mới, sửa đổi, bổ sung được chuẩn hóa trên Cổng dịch vụ công quốc gia và công bố, công khai, cung cấp dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công tỉnh phục vụ người dân và doanh nghiệp; giải quyết các TTHC trước, đúng hạn luôn đạt tỷ lệ cao ở 3 cấp, đạt trên 95%. Hệ thống thể chế khá đồng bộ, thống nhất; tạo thuận lợi, liên thông, đáp ứng nhu cầu phục vụ nhân dân, nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới thu hút đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ, công chức từng bước được kiện toàn; bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn được nâng lên; ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ có nhiều chuyển biến. Thời gian qua, việc xây dựng chính quyền điện tử từ cấp tỉnh đến cấp xã và phát triển thương mại điện tử có bước chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động của các cấp ủy, chính quyền địa phương. Cơ bản hình thành Chính quyền số với việc Trung tâm giám sát điều hành thông minh chính thức đi vào hoạt động vào năm 2022; các hệ thống thông tin quan trọng được triển khai đồng bộ, kết nối liên thông 4 cấp; 100% các cơ quan nhà nước gửi, nhận văn bản điện tử đã thay thế văn bản giấy; Ứng dụng dành cho người dân, doanh nghiệp (DAKNONG-C) được xây dựng và phát triển, hiện tại đã tích hợp hơn 30 ứng dụng, nền tảng phục vụ người dân, doanh nghiệp. Ngày 01 tháng 11 năm 2021, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về chuyển đổi số tỉnh Đắk Nông đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó xác định xây dựng chính quyền số, đô thị thông minh, chuyển đổi số là 1 trong 3 khâu đột phá trong các chương trình trọng tâm của nhiệm kỳ 2020 – 2025. Bên cạnh đó, tỉnh đã quan tâm khuyến khích doanh nghiệp và người dân phát triển các mô hình phát triển kinh tế, đem lại thu nhập cho người dân, doanh nghiệp  và làm tăng trưởng GRDP của tỉnh, một số mô hình cụ thể: Quy mô, mức độ ứng dụng còn thấp, diện tích ứng dụng công nghệ cao chỉ đạt 2.543 ha (khu nông nghiệp công nghệ cao và 04 vùng được công nhận), có trên 85 ngàn ha (ứng dụng về giống mới, tưới tiết kiệm nước, sản xuất chứng nhận, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến,…) với tổng sản lượng hàng năm ước đạt trên 404 ngàn tấn. Công nghệ được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là nhà kính, nhà lưới, tưới tự động, tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm nước..., và các công nghệ mới khác như canh tác thủy canh, sản xuất trên giá thể, nông nghiệp hữu cơ cũng đang từng bước được ứng dụng trong sản xuất. Một số doanh nghiệp, hợp tác xã điển hình như: Công ty Cổ phần Inno Genetics, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (sản xuất hạt giống); Doanh nghiệp tư nhân Toàn Hằng, huyện Đắk R’lấp (Sản xuất cà phê); Hợp tác xã Thương mại Công Bằng Thuận An, huyện Đắk Mil (sản xuất cà phê, hồ tiêu); Hợp tác xã nông nghiệp Buôn Choah, huyện Krông Nô (lúa, gạo); Tổ hợp tác xoài Đắk Gằn; Trang trại Gia Ân (Măng cụt); Trang trại Gia Trung, thành phố Gia Nghĩa (Sầu riêng); Trang trại thiên nhiên Yến Ngọc, huyện Đắk Glong (rau củ quả và cây ăn trái)... góp phần giải quyết việc làm, liên kết chuỗi giá trị, đưa sản phẩm an toàn đến với người tiêu dùng, tăng thu nhập người dân, thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Toàn tỉnh hiện có 65 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị thuộc 9 ngành hàng nông sản và khoảng 9.660 hộ dân tham gia, cụ thể: (1) 25 Liên kết sản xuất, tiêu thụ cà phê với diện tích khoảng 13.284 ha/7.691 hộ tham gia, sản lượng 40.788 tấn, chiếm 12,8% sản lượng cà phê toàn tỉnh; (2) 09 Liên kết sản xuất, tiêu thụ hồ tiêu với diện tích 1.630 ha, sản lượng 3.812 tấn, chiếm 3,5% sản lượng hồ tiêu của tỉnh; (3) 01 Liên kết sản xuất, tiêu thụ Điều quy mô khoảng 4.000 ha, sản lượng 6.000 tấn; (4) 02 Liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo với diện tích 620 ha/419 hộ tham gia, sản lượng 6.100 tấn/vụ, chiếm 15,8% sản lượng lúa toàn tỉnh; (5) 01 Liên kết sản xuất, tiêu thụ ngô với diện tích 150 ha, sản lượng 632 tấn/vụ, chiếm 0,4% sản lượng ngô toàn tỉnh; (6) 06 Liên kết sản xuất, tiêu thụ rau, đậu các loại với diện tích 207 ha, sản lượng 4.754 tấn, chiếm 5,3% sản lượng rau, đậu toàn tỉnh; (7) 14 Liên kết sản xuất, tiêu thụ trái cây với diện tích 608 ha, sản lượng 4.660 tấn, chiếm 9,5% sản lượng trái cây toàn tỉnh; (8) 05 Liên kết sản xuất, tiêu thụ heo với quy mô khoảng 246.950 con, chiếm 59% tổng đàn heo; (9) 02 Liên kết sản xuất, tiêu thụ gia cầm với 24 trang trại chăn nuôi quy mô 684.400 con, chiếm 31% tổng đàn. Dự án nông thôn miền núi “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống, trồng thương phẩm và tiêu thụ gấc lai bền vững tại tỉnh Đắk Nông”: Xây dựng thành công 01 mô hình sản xuất giống gấc lai trong nhà lưới quy mô 1.000m2 sản xuất 30.000 cây giống/năm; 01 mô hình sản xuất gấc thương phẩm quy mô sản xuất hàng hóa có sự tham gia của 4 nhà theo Global GAP tại huyện Cư Jút và Krông Nô, với quy mô 30 ha, sản lượng 1.200 tấn quả gấc; 01 mô hình thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gấc lai quy mô tiêu thụ đạt 600 tấn/năm. Sau khi kết thúc, dự án đã được duy trì, nhân rộng trên địa bàn triển khai. Dự án nông thôn miền núi “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình bón phân thông qua nước tưới cho cà phê tại tỉnh Đắk Nông”: Xây dựng thành công mô hình bón phân thông qua nước tưới cho cà phê vối, với diện tích 20 ha; đào tạo được 10 kỹ thuật viên cơ sở và tổ chức tập huấn cho 150 lượt người dân về quy trình kỹ thuật bón phân thông qua nước tưới cho cà phê.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: Thành phần kinh tế tư nhân chủ yếu là doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh của Tỉnh do quy mô vốn nhỏ nên các doanh nghiệp rất linh hoạt, ứng biến nhanh nhạy với sự biến đổi nhanh chóng của thị trường, thích hợp với điều kiện sử dụng các trình độ kỹ thuật khác nhau. Khai thác và huy động được các nguồn lực, tiềm năng tại chỗ của các địa phương và các nguồn tài chính của dân cư trong vùng. Sản phẩm phục vụ trực tiếp đời sống, thị trường phong phú nên huy động được các nguồn lực xã hội. Quy mô nhỏ, sức cạnh tranh yếu, lao động chủ yếu dựa vào lao động bản thân và gia đình. Điều kiện hạ tầng cho cơ sở sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều bất cập, chi phí đầu vào cho sản xuất lớn. Sản phẩm làm ra có sức cạnh tranh không cao. Thiết bị máy móc phần lớn lạc hậu, khả năng nắm bắt thị trường chưa tốt, việc ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến vào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như quản lý còn hạn chế. Trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp còn yếu so với quy mô doanh nghiệp, trình độ, tay nghề của người lao động còn thấp. Sự hiểu biết về cơ chế, chính sách của Nhà nước còn hạn chế, tiếp cận thông tin còn khiêm tốn. Ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ chưa đi vào cuộc sống.

Để tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10 có hiệu quả, giai đoạn từ nay đến năm 2030, tỉnh Đắk Nông tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là, nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân. Phấn đấu đến năm 2025 có hơn 6.000 doanh nghiệp và đến năm 2030, có ít nhất 10.000 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn.

Hai là, tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc Dự án Nhà máy điện phân Nhôm Đắk Nông của Công ty TNHH luyện kim Trần Hồng Quân để dự án sớm hoàn thành đi vào hoạt động.

Ba là, đẩy nhanh công tác chuyển đổi số (Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số).

Bốn là, tập trung mọi nguồn lực từ ngân sách nhà nước, vận động nguồn vốn ODA để sớm hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng (theo quy hoạch), trước mắt là hệ thống giao thông, ưu tiên hệ thống Tỉnh lộ để hàng hóa lưu thông thuận lợi, tạo tiền đề cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển.

Năm là, phấn đấu trước năm 2030 có ít nhất 15 doanh nghiệp trở thành doanh nghiệp có quy mô lớn, có sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chất lượng, uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế (theo tiêu chuẩn quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ)

Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thực hiện Nghị quyết số 10 của Ban chấp hành Trung ương Đảng gắn với các nhiệm vụ cụ thể tại Nghị quyết 98 ngày 03/10/2017 và Nghị quyết số 45 ngày 31/3/2023 của Chính phủ:

1. Thống nhất, nâng cao nhận thức về kinh tế tư nhân và vai trò quan trọng của phát triển kinh tế tư nhân đối với tỉnh Đắk Nông, bởi việc xác định tầm quan trọng của kinh tế tư nhân sẽ giúp định hướng rõ ràng các chính sách hỗ trợ phát triển và nâng cao hiệu quả, năng suất kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.

2. Tiếp tục tạo lập môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch thu hút đầu tư kinh doanh, bảo đảm kinh tế tư nhân được cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng theo cơ chế thị trường. Khuyến khích thành lập doanh nghiệp tư nhân, phát triển sản xuất kinh doanh trong tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm.

3. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, sở, ban, ngành và chính quyền địa phương của tỉnh Đắk Nông theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển. Đơn giản hóa và bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, tạo mọi thuận lợi và giảm tối đa thời gian, chi phí cho doanh nghiệp và người dân. Đề cao trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức ở các cơ quan hành chính trong việc tiếp nhận, xử lý, phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.

4. Tập trung nguồn vốn đầu tư công để tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng kết nối như: đường giao thông (trọng tâm là đường cao tốc Bắc Nam phía Tây đoạn Bình Phước - Đắk Nông), hạ tầng khu công nghiệp (ngoài hàng rào), hệ thống điện, thông tin,... nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho kinh tế tư nhân tiếp cận.

5. Xây dựng một số doanh nghiệp lớn giữa vai trò dẫn dắt, đầu tàu nhằm tập trung phát triển 03 trụ cột của nền kinh tế: (1) Phát triển công nghiệp Alumin, luyện nhôm và năng lượng tái tạo; (2) Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bền vững theo chuỗi giá trị; phát triển kinh tế rừng, trồng và chế biến dược liệu; tăng sức cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp chủ lực; (3) Phát triển du lịch trên nền tảng phát huy lợi thế tự nhiên, các giá trị văn hóa - đặc trưng sinh thái bản địa, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông

6. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Đắk Nông cần tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi nội dung Nghị quyết số 10 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng gắn với các nhiệm vụ cụ thể tại Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 03/10/2017 và Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 31/3/2023 của Chính phủ trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân và các doanh nghiệp tư nhân thấy được tỉnh Đắk Nông luôn đồng hành cùng doanh nghiệp. Đồng thời, tỉnh Đắk Nông sẽ tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, giải trình của các Sở, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân.

7. Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng và hiệu quả hoạt động của các tổ chức đảng trong khu vực kinh tế tư nhân phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Qua đó, tỉnh đã đề xuất, kiến nghị một số nội dung cụ thể là: Công tác lập Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: Xác định nhiệm vụ lập “Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” là nhiệm vụ chính trị trọng tâm; UBND tỉnh Đắk Nông đã khẩn trương chỉ đạo và bố trí nguồn lực tổ chức lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo các quy định của pháp luật về quy hoạch nói riêng và các quy định pháp luật khác có liên quan đến công tác quy hoạch nói chung, làm cơ sở tạo dựng gắn kết chặt chẽ của chu trình chiến lược - quy hoạch - kế hoạch - đầu tư. Đến nay, Hội đồng thẩm định hồ sơ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã tổ chức thẩm định và thông qua Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Đắk Nông là tỉnh thứ 31/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và là tỉnh đầu tiên trong vùng Tây Nguyên trình thẩm định Quy hoạch tỉnh. Hiện nay, UBND tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương tiếp thu, giải trình ý kiến của Hội đồng thẩm định, đồng thời rà soát tổng thể nội dung để hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Kiến nghị Trung ương sớm phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Dự án đường cao tốc Bắc Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước), đến nay dự án đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho UBND tỉnh Bình Phước là cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện dự án theo hình thức PPP, đồng thời đưa vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia; hiện tỉnh đang phối hợp với UBND tỉnh Bình Phước hoàn thiện báo cáo tiền khả thi dự án để trình Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án. Kiến nghị Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Bắc Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) để đầu tư hoàn thành dự án trong giai đoạn trước năm 2025. Ngoài ra, kiến nghị Bộ Giao thông vận tải quan tâm, xem xét ưu tiên bổ sung danh mục đầu tư nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 28 đoạn Gia Nghĩa - Quảng Khê từ nguồn dự phòng trung hạn giai đoạn 2021-2025 hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác để có thể khởi công triển khai dự án trong giai đoạn 2021-2025, hoàn thành đưa vào sử dụng sau năm 2025. Việc đầu tư tuyến đường này có ý nghĩa hết sức quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, giúp củng cố an ninh quốc phòng của tỉnh Đắk Nông cũng như khu vực Tây Nguyên, trong thời gian tới còn thực hiện chức năng phục vụ vận chuyển bô xít - alumin, đi qua Khu du lịch sinh thái văn hóa Tà Đùng và hồ thuỷ điện Tà Đùng đang được tỉnh Đắk Nông xúc tiến kêu gọi đầu tư. Kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương xem xét, sớm cho chủ trương nâng cấp cửa khẩu Đắk Per (hiện nay là cửa khẩu chính) lên cửa khẩu quốc tế; đàm phán với Chính phủ Campuchia trong việc thúc đẩy phía bạn đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông biên giới của nước bạn đến cặp cửa khẩu tiếp giáp với cửa khẩu Đắk Per Việt Nam và quan tâm ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thương mại và dịch vụ tại khu vực cửa khẩu Bu Prăng và Đắk Per nhằm tạo điều kiện cho địa phương phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo quốc phòng an ninh khu vực biên giới. Để khai thác tối đa lợi thế tài nguyên độc đáo của Khu du lịch sinh thái văn hóa Tà Đùng, góp phần giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống cho người dân địa phương, đặc biệt là người dân tộc thiểu số tại chỗ, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Đắk Nông kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, quan tâm, xem xét đưa Khu du lịch sinh thái văn hóa Tà Đùng vào Danh mục các khu vực tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia trong Quy hoạch hệ thống du lịch Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ánh Nga

 

Chia sẻ:
2
Bài đã đăng:
  • Triển khai sâu rộng công tác tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030  (3/1/2025 7:54:15 AM)
  • Năm 2025, dự kiến kế hoạch vốn đầu tư công của tỉnh Đắk Nông gần 3.400 tỷ đồng  (12/13/2024 9:00:05 AM)
  • Đắk Glong: Đẩy mạnh tuyên truyền, cổ động trực quan chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030  (12/5/2024 11:21:48 AM)
  • Kết quả sau 3 năm thực hiện Đề án số 05-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống  (11/29/2024 4:35:30 PM)
  • Kết quả sau 03 năm thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU của Tỉnh ủy về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025  (9/27/2024 11:11:39 AM)
  • Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW, ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới  (8/28/2024 10:56:42 AM)
  • Đắk Nông quyết tâm xây dựng và củng cố chính quyền sau Cách mạng Tháng Tám  (8/28/2024 9:55:19 AM)
  • Đắk Nông thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên  (8/27/2024 8:10:55 AM)
  • Tỉnh Đắk Nông ban hành chính sách để thu hút, giữ chân nhân lực ngành y tế  (8/16/2024 10:08:49 AM)
  • Bộ đội Biên phòng Đắk Nông tích cực tham gia xây dựng khu vực biên giới vững mạnh  (8/9/2024 8:33:38 AM)
KẾT LUẬN - THÔNG BÁO Xem thêm
  • KL của Thông báo TTTU tại HN tổng kết 10 năm thực hiện NQ số 33-NQ/TW, ngày 30/5/1998 của BCH TW khóa XI về "XD và phát triển văn hóa, con người VN đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước"
  • Thông báo V/v phân công nhiệm vụ của các thành viên Tiểu ban Nhân sự ĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII
  • Thông báo về chủ trương nghiên cứu, biên soạn và phát triển Lịch sử Đảng bộ huyện Đắk Rlap, giai đoạn 2005-2025
  • Thông báo kết luận chỉ đạo của TTTU tại HN tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hộ
  • Thông báo về tăng cường công tác phòng, chống tai nạn, thương tích và đuối nước ở trẻ em
LỊCH LÀM VIỆC Xem thêm
VIDEO
  • Thác Độc Lạ Nhất Đăk Nông EZRHR4cVdBo
  • Thác Dray sap - Dray Nu, Đắk Nông cEF3_aeiiGc
  • Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng - Đắk Nông NGcOWpxIMQo
  • Thắc Đắk G'lun thác nước đẹp nhất Đăk Nông 5T0EpUt4qKw
  • Quan Cảnh Tại Đắk Nông Qua Góc Nhìn Flycam -lI1NpdQjgo
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
Cảnh đẹp Đắk Nông
Cảnh đẹp Đắk Nông
Cảnh đẹp Đắk Nông
Cảnh đẹp Đắk Nông
Cảnh đẹp Đắk Nông
LIÊN KẾT HỮU ÍCH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Tổng truy cập: 2631250
Đang online: 39
  • Trang chủ
  • Site map
  • Liên hệ
  • Góp ý
  • Hỏi đáp
  • Hoạt động của lãnh đạo tỉnh
  • Tin tức - sự kiện
  • Nghị quyết
  • Tỉnh ủy Đắk Nông
  • Bản tin Thông báo Nội bộ
  • Lịch tiếp xúc cử tri
  • Thông tin tổng hợp
  • Danh mục Phần mềm ứng dụng
  • Lịch tiếp công dân
  • Tài liệu Hội nghị
  • Văn bản chỉ đạo điều hành
  • Thông tin chuyên đề
  • Hoạt động
  • Lấy ý kiến dự thảo Văn bản
  • Phần mềm nội bộ
  • Tiêu điểm - điểm báo
  • Lý luận - Thực tiễn
  • Tư tưởng - Hồ Chí Minh
  • Thông tin phục vụ lãnh đạo
  • Tài liệu Hội nghị
  • Bản tin Thông báo Nội bộ
 Trang chủ  Site map  Liên hệ  Góp ý  Hỏi đáp
Bản quyền thuộc TỈNH ỦY ĐẮK NÔNG 
Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY ĐẮK NÔNG
Chịu trách nhiệm xuất bản: Ông Hồ Xuân Hậu - Tỉnh ủy viên, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, Trưởng Ban Biên tập
Giấy phép thiết lập Cổng thông tin điện tử: Số 146/GPTTĐT-STTTT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Nông
Địa chỉ: Đường Lê Lai, Phường Nghĩa Trung, Thành Phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông
Điện thoại: 05013.544.266 – Fax:  05013.544.265  Email: vptu@daknong.gov.vn