Tổng kết 25 năm thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII về củng cố xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong nhà trường
Tổ chức Đảng trong trường học là vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo công tác tư tưởng, nhằm xây dựng chi bộ, đảng bộ trường học trong sạch, vững mạnh.
Thực tế thời gian qua, nhiệm vụ “then chốt” này đã được Đảng bộ tỉnh Đắk Nông luôn quan tâm chỉ đạo qua các kỳ đại hội Đảng và từng bước tồ chức thực hiện có sự đổi mới trong thực tiễn công tác xây dựng đảng ở cơ sở. Theo đó, trong quá trình thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW, gắn với các văn bản chỉ đạo của Trung ương về công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông đã ban hành 02 chỉ thị và 02 đề án chuyên đề[1] nhằm tăng cường chỉ đạo công tác chính trị tư tưởng; đồng thời, chú trọng đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng học tập, quán triệt, triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên trong toàn đảng bộ.
Nhằm nâng cao nhận thức, rèn luyện bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nêu cao vai trò tiền phong, gương mẫu - trên cơ sở nền tảng của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Thời gian qua, các đảng bộ, chi bộ trường học trên địa bàn tỉnh Đắk Nông luôn chú trọng công tác rèn luyện tư tưởng chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên thông qua việc học tập, phổ biến, quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là thực hiện các văn bản (quy định, chỉ thị, kết luận...) của Trung ương, của Tỉnh ủy về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết TW4 (khoá XI, khóa XII); Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, bảo đảm kịp thời và đạt kết quả tích cực. Theo đó, đến nay 100% đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên, được bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức quản lý; 100% cán bộ, đảng viên trong các trường học đều đăng ký kế hoạch, cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm - gắn với công tác thi đua, qua đó, góp phần đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành nội dung sinh hoạt thường xuyên, nền nếp tại các đảng bộ, chi bộ trường học. Các chi bộ, đảng bộ trường học luôn coi trọng công tác chính trị tư tưởng, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công tác xây dựng Đảng.
Cấp ủy, chi bộ trong trường học chú trọng thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và đảng viên, tăng cường chất lượng sinh hoạt đảng, trong đó, quan tâm đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt Đảng theo Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 30/3/2007 của Ban Bí thư và Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW, ngày 02/3/2012 của Ban Tổ chức Trung ương[2]. Tăng cường công tác giáo dục nhằm chấn chỉnh và thực hiện đúng quy định, nền nếp, nguyên tắc sinh hoạt trong đảng. Trong sinh hoạt đảng luôn coi trọng nội dung kiểm điểm việc rèn luyện đạo đức, tác phong, lối sống và kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí; nắm, quản lý chặt chẽ từng cán bộ, đảng viên về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và các mói quan hệ xã hội; thực hiện tốt phân công công tác cho cán bộ, đảng viên gắn với sinh hoạt chi bộ, góp phần phát huy trí tuệ, tính sáng tạo của đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Chú trọng lãnh đạo nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học; triển khai và thực hiện các quy định của ngành giáo dục về chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW, Chỉ thị 34-CT/TW của Bộ Chính trị và Thông tư số 09/2009/TT-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân[3]. Công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý các trường học và nguồn kế cận được cấp ủy các cấp quan tâm thực hiện[4].
Việc thành lập và hoạt động của các chi bộ ở trường dân lập đúng theo các quy định của Điều lệ đảng, phù hợp với cơ chế quản lý trường dân lập. Hiện nay, 100% các trường học đóng chân trên địa bàn tỉnh đều đã thành lập tổ chức đảng, đồng thời xây dựng quy chế làm việc trên cơ sở Quy định số 97-QĐi/TW, ngày 22/3/2004 của Ban Bí thư về quy định chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp.
Văn Bá
[1] Chi thị số 08-CT/TU, ngày 07/6/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng nghiên cứu, học tập, quán triệt và triên khai các nghị quyết của Đảng; Chỉ thị số 21-CT/TU, ngày 26/4/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác chính trị, tư tưởng; Đề án số 04-ĐA/TU, ngày 05/7/2018 cùa Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chát lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2018 - 2020; Đề án số 05-ĐA/TƯ, ngày 05/7/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa" trong Đảng bộ tỉnh Đắk Nông.
[2]Nay là Hướng dẫn sổ 12-HD/BTCTW, ngày 06/7/2018 của Ban Tổ chức Trung ương và Hướng dẫn số 23- HD/BTCTU, ngày 12/9/2018 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy "Mội số vấn đề về năng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ”.
[3]Tiêu biểu như: làm tốt ba công khai (công khai chất lượng đào tạo; công khai các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên; công khai thu, chi tài chính) và bốn kiềm tra (kiểm tra việc phân bổ và sử dụng ngân sách giáo dục và đào tạo; kiểm tra việc sử dụng các khoản tự nguyện của người dân và các tổ chức cho nhà trường; kiểm tra việc thực hiện chương trình kiên cố hóa trưởng, lớp học và xây dựng nhà công vụ cho giáo viên). Thực hiện nghiêm túc quy chế chi tiêu nội bộ. Công khai, minh bạch các hoạt động mua sắm tài sản công, tài chính, công tác quy hoạch cán bộ,...
[4] Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, trong đó chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng và tổ chức thực hiện các Đề án, chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo nhiệm kỳ, theo từng năm để tạo điêu kiện cho cán bộ quản lý, cán bộ chủ chốt của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ như: bồi dưỡng chuẩn nghiệp vụ, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục nghề nghiệp, cao cấp lý luận chính trị, đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính, đào tạo sau đại học, đào tạo nâng chuẩn,... thực hiện triệt để việc thay thế những cáản bộ không đủ chuẩn, Trong những năm qua, đã tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho 81 người; đào tạo trình độ thạc sỹ 05 người; đào tạo kỷ năng thực hiện cho 02 người; tuyên truyền Luật giáo dục nghề nghiệp cho hơn 200 cán bộ cấp xã, thôn, bon, buôn...; có chính sách hỗ trợ cho giáo viên dạy nghề tại các cơ sờ dạy nghề công lập (Nghị quyết số 15/2014/ND-HĐND)... Thông qua phát triển về hệ thống giáo dục nghề nghiệp, chính sách hỗ trợ và đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa và nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên: Tổng số nhà giáo giáo dục nghề nghiệp năm 2023 là 328 nhà giáo (trường cao đẳng: 33 nhà giáo; trường trung cấp: 20 nhà giáo, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và đơn vị có hoạt động giáo dục nghề nghiệp: 275 nhà giáo); trong đó, chia theo biên chế là 77 người trong biên chế nhà nước, chia theo trình độ bao gồm: có 01 cán bộ quản lý có trình độ tiến sĩ. 09 người trên đại học, 186 người đại học, 132 người cao đẳng.