Trong quá trình triển khai nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, phối hợp lồng ghép tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh kèm theo tài liệu tuyên truyền, vận động, hướng dẫn pháp luật về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền SHTT, thực hiện ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền SHTT, không tái phạm đối với các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Từ đầu năm 2024 đến nay, đã kiểm tra đột xuất 03 vụ; phát hiện và xử phạt 03 vụ vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền SHTT, với tổng số tiền xử phạt là 26 triệu đồng, với hành vi vi phạm: Trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; hàng hóa buộc tiêu hủy, gồm: Quần áo thể thao (số lượng 119 bộ); giày dép các loại (số lượng 27 đôi), với tổng giá trị là 14.620.000 đồng.
Thực hiện hoạt động tư vấn các yêu cầu trong hoạt động quảng cáo, liên quan đến quyền SHTT cho các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động quảng cáo, như: tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo, nội dung quảng cáo
liên quan; tư vấn quy định về hoạt động sử dụng tác phẩm, quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động quảng cáo, quy định về các trường hợp sử dụng phải xin phép, trả phí; thủ tục, hình thức đăng ký, xin phép sử dụng các
đối tượng SHTT trong quảng cáo; xác định chủ thể chịu trách nhiệm đối với quyền SHTT trong hoạt động quảng cáo…; tư vấn, xác định hành vi xâm phạm quyền SHTT trong hoạt động quảng cáo; xác định quyền của chủ thể bị xâm phạm; hành vi vi phạm hành chính, biện pháp xử lý, mức xử phạt; các biện pháp bảo hộ quyền SHTT trong hoạt động quảng cáo, các biện pháp ngăn chặn hành vi xâm phạm, bồi thường do hành vi vi phạm gây ra. Trong năm 2024, không có trường hợp nào vi phạm về SHTT liên quan đến hoạt động quảng cáo.
Để thúc đẩy các hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ, thực hiện một số nhiệm vụ, hình thành các vùng sản xuất tập trung để chứng nhận mã vùng trồng, hình thành chuỗi giá trị nông sản, quảng bá xây dựng thương hiệu vùng miền, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Tiếp nhận 01 bộ hồ sơ đề nghị công nhận vùng cà phê ứng dụng công nghệ cao xã Đức Minh, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Ngoài ra, sau khi rà soát, tiếp tục đề xuất UBND tỉnh xem xét, công nhận 03 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC): Vùng sản xuất cà phê ƯDCNC xã Nam Bình, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông; vùng sản xuất cà phê ƯDCNC xã Nâm Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông; vùng sản xuất Xoài ƯDCNC xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Thực hiện hướng dẫn 179 cơ sở sản xuất ban đầu thực hiện theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt hướng VietGAP và cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh áp dụng quản lý, kiểm soát ATTP theo tiêu chuẩn tiên tiến GMP, SSOP trong quá trình kiểm tra, thẩm định. Qua đó, góp phần nâng cao uy tín, hình ảnh sản phẩm tạo tiền đề cho việc xây dựng thương hiệu và bảo hộ
thương hiệu của các cơ sở được thuận lợi.
Tổ chức khảo sát 15 doanh nghiệp khởi nghiệp phục vụ triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Đắk Nông đến năm 2025” năm 2024. Thực hiện hỗ trợ từ ngân sách nhà nước năm 2024, với tổng kinh phí là 79 triệu đồng đối với 01 doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông (Công ty TNHH BOANERGES). Tổ chức Đoàn giám sát tình hình quản lý và sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Đắk Nông” cho sản phẩm hạt tiêu tại 16 tổ chức, cá nhân trong năm 2024; đồng thời thực hiện các thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Đắk Nông” đối với sản phẩm hạt tiêu cho 07 tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh còn một số khó khăn, hạn chế như: Các sản phẩm nông sản đặc trưng của tỉnh chưa được bảo hộ đầy đủ về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, sức cạnh tranh trên thị trường không cao. Việc cấp văn bằng bảo hộ còn chậm ảnh hưởng đến sự phát triển thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực của địa phương. Các công nghệ trong sản xuất, chế biến còn thô sơ, lạc hậu, sản phẩm khó đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao, ảnh hưởng đến quá trình xây dựng thương hiệu và bảo hộ quyền SHTT. Việc đảm bảo quy trình kiểm soát chất lượng (GMP, SSOP, HACCP) và quản lý thương hiệu chưa được đồng bộ. Việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao không nhiều. Việc gắn kết giữa
chế biến và tiêu thụ sản phẩm chưa thực sự hiệu quả. Công tác quảng bá và xúc tiến thương mại chưa thật hiệu quả, do những hạn chế về nguồn lực, phạm vi thẩm quyền... cán bộ, công chức chuyên trách làm công tác quản lý và thực thi quyền SHTT, quyền tác giả và quyền liên quan, hầu hết là kiêm nhiệm hoặc thường xuyên luân chuyển vị trí việc làm, do đó, thời gian dành cho công tác này còn hạn chế.
Trong thời gian tới, cần tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược SHTT đến năm 2030; Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 và Kế hoạch số 431/KH-UBND ngày 23/6/2021 của UBND tỉnh về việc triển khai Chiến lược SHTT đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các Sở, ban, ngành trong việc liên kết hình thành các vùng sản xuất tập trung; hỗ trợ phát triển cấp mã số vùng trồng; phát triển sản xuất có chứng nhận theo các tiêu chuẩn chất lượng; đăng ký xây dựng, tạo lập chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực và thế mạnh của
địa phương; triển khai thức hiện Kế hoạch về quản lý và kiểm soát đối với chỉ dẫn địa lý “Đắk Nông” cho sản phẩm hạt tiêu của tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2022 - 2025 theo Quyết định số 2035/QĐ-UBND ngày 01/12/2022 của UBND tỉnh; đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá giới thiệu sản phẩm, nhất là các sản phẩm có chỉ dẫn địa lý của tỉnh. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ trên các kênh thông tin của địa phương giúp các cơ sở am hiểu, phòng tránh các vi phạm về SHTT; tạo điều kiện về hành lang pháp lý thuận lợi, hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân tham gia sở hữu nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa gắn với chỉ dẫn địa lý mang bản sắc vùng miền địa phương trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực; trong đó cần xây dựng và bổ sung các nội dung đào tạo, tập huấn về quản trị và phát triển thương hiệu trong các chương trình tập huấn, nâng cao năng lực cho các HTX, cán bộ quản lý HTX, làng nghề, đào tạo nghề nông thôn. Xác định năng lực quản trị và phát triển thương hiệu nông sản là một nội dung chính trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, Hội/Hiệp hội, đặc biệt là năng lực thương mại.
Minh Huyền