• Trang chủ Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Lịch sử hình thành
      • Giới thiệu chung
      • Lịch sử hình thành
      • Điều kiện tự nhiên
    • Lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Danh sách BCH Đảng bộ tỉnh khóa X
      • Danh sách BCH Đảng bộ tỉnh khóa XI
      • Danh sách BTV Đảng bộ tỉnh khóa XI
    • Cơ cấu tổ chức Tỉnh ủy
      • Thường trực Tỉnh ủy
      • Ban Thường vụ Tỉnh ủy
      • Ban Chấp hành Đảng bộ
      • Các Ban xây dựng Đảng
      • Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy
      • Các Huyện ủy, thành ủy
      • Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy
  • Tin tức - sự kiện
    • Hoạt động lãnh đạo tỉnh
    • Tiêu điểm - Điểm báo
    • Tư tưởng - Chính trị
    • Công tác Dân vận
    • Kiểm tra - Giám sát
    • Công tác Nội chính
    • Công tác văn phòng
    • Hướng dẫn, trao đổi nghiệp vụ
    • Tổ chức - Xây dựng Đảng
    • Mặt trận - Đoàn thể
  • Tài liệu Hội nghị
    • Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
  • Phần mềm nội bộ
    • HT Chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy
    • Phản ánh kiến nghị -KN -TC
    • Phần mềm Phòng họp không giấy
    • Phần mềm Quản lý Tài sải
    • Phần mềm Quản lý văn bản
  • Văn kiện đảng
    • Điều lệ Đảng
    • Văn kiện Đảng toàn tập
    • Văn kiện Đại hội
    • Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương
    • Hệ thống văn bản của Đảng
  • Liên hệ
Quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lấn thứ XII và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
Đảng bộ tỉnh Đắk Nông
 
 Site map  Góp ý  Hỏi đáp  Phản ánh - kiến nghị RSS 
Chia sẽ bài viết qua email
Bài viết: Vấn đề bảo vệ môi trường trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng
* Email không hợp lệ
*
* Email không hợp lệ
*
 Gửi email
 
Trang chủ » Tin tức - sự kiện » Thông tin - Tuyên truyền
Thứ 2, 25/10/2021
Vấn đề bảo vệ môi trường trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng
Có thể thấy, môi trường ngày càng trở thành vấn đề nóng của thời đại, của toàn cầu, ảnh hưởng ngày càng lớn đến phát triển kinh tế bền vững, đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe của Nhân dân. Những năm gần đây, ô nhiễm môi trường và biến đối khí hậu toàn cầu đã tác động mạnh mẽ, gây ra những tác động, thiệt hại to lớn đối với sự phát triển kinh tế, cuộc sống của nhân dân, ổn định và phát triển của mọi quốc gia, đe dọa sự sinh tồn của cả nhân loại, trong đó Việt Nam đã, đang và sẽ là một trong những nước chịu tác động nghiêm trọng nhất của những yếu tố này.

Đảng ta nhiều lần khẳng định, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, có tính đa ngành và liên vùng rất cao, vì vậy, cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, Nhân dân. Qua các nhiệm kỳ Đại hội, Đảng ta thường xuyên tổng kết, bổ sung, hoàn thiện các quan điểm cho phù hợp với từng bối cảnh phát triển đất nước và thời đại đồng thời ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị về bảo vệ môi trường. Có thể khẳng định, vấn đề bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ nhằm phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Trong Văn kiện Đại hội XIII vấn đề bảo vệ môi trường được quan tâm hơn, những nhiệm vụ, giải pháp đề ra nhiều hơn, mạnh mẽ hơn, mang tính chủ động hơn, ở nhiều lĩnh vực hơn, cụ thể hơn, yêu cầu cao hơn. Trong đó, có các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mang tính chiến lược về bảo vệ môi trường đều được thể hiện trong những mục riêng với nhiều nội dung mới. Đặc biệt nhấn mạnh việc giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ bền vững môi trường, chủ động giám sát, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường...

Đại hội XIII đánh giá, “Những năm qua, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu được coi trọng, bước đầu đạt kết quả tích cực. Hệ thống chính sách, pháp luật về những vấn đề này đã tiếp tục được hoàn thiện và tập trung triển khai thực hiện hiệu quả”[1]. Tuy vậy, trước thực tiễn nhiều thách thức cũng còn nhiều bất cập, “Ý thức, nhận thức về vai trò, trách nhiệm bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành, cộng đồng và doanh nghiệp, người đân chưa được phát huy đầy đủ. Vẫn để xảy ra một số sự cố môi trường gây hậu quả nghiêm trọng. Quản lý nhà nước trên một số mặt còn lỏng lẻo. Chất lượng môi trường một số nơi tiếp tục xuống cấp, thích ứng với biến đổi khí hậu còn bị động, lúng túng…”[2]. Theo đó, Nghị quyết XIII của Đảng tiếp tục quán triệt các nội dung quan trọng như:

Về quan điểm: Đại hội tiếp tục xác định, môi trường là vấn đề toàn cầu. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là một nội dung cơ bản của phát triển. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững và “không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế”. Theo đó, Đại hội xác định: “Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh; quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”[3].

Về mục tiêu, chỉ tiêu: Nghị quyết Đại hội XIII xác định, “Đến năm 2025: (1) Tỷ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của dân cư thành thị là 95-100% của dân cư nông thôn là 93-95%; (2) Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 90%; (3) Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường là 92%; (4) Tỷ lệ cơ sỏ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 100%; (5) Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42%. Quyết tâm phấn đấu đạt các mục tiêu và chỉ tiêu ở mức cao nhất. Đồng thời, chuẩn bị các phương án để kịp thời thích ứng vổi những biến động của tình hình”[4].

“Đến năm 2030: Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42%; Giảm 9% lượng khí phát thải nhà kính; 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt chuẩn về môi trường; Tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt 3-5% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia(5); tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 100%; tỷ lệ chất thải nguy hại được tiêu hủy, xử lý đạt 98%, trong đó riêng tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt 100%; tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động có nhà máy xử lý chất thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 100%; tỷ lệ tái sử dụng, tái chế chất thải rắn sinh hoạt đạt trên 65%”[5].

Về nhiệm vụ, giải pháp cụ thể: Mặc dù, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều quan điểm, chủ trương, giải pháp trong bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nhận thức và triển khai thực hiện vẫn còn những bất cập. Một số khái niệm, vấn đề mới như tăng trưởng xanh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn... được nêu trong Văn kiện Đại hội XIII còn chưa được nhận thức đầy đủ và rộng rãi. Một số cấp ủy, chính quyền vẫn chưa đánh giá đúng tầm mức tầm quan trọng của bảo vệ môi trường trong phát triển nhanh, bền vững đất nước...Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều hoạt động xã hội có những giai đoạn tạm chững lại, nhưng khi kiểm soát được tình hình, bước vào trạng thái bình thường mới, nền kinh tế bị tổn thương cần phải nhanh chóng phục hồi. Những thách thức tiếp tục đặt ra bài toán về giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Theo đó, Đại hội XIII xác định: Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ bền vững môi trường. Xây dựng hệ thống và cơ chế giám sát môi trường; nâng cao chất lượng đánh giá tác động môi trường của mọi dự án, hoạt động kinh tế; ngăn ngừa, hạn chế tối đa những ô nhiễm môi trường mới phát sinh. Xử lý dứt điểm ô nhiễm môi trường do hậu quả chiến tranh. Tập trung khắc phục, cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường ở các đô thị, các cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, nhất là những cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Có biện pháp bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường không khí, hạn chế ô nhiễm tiếng ồn, nhất là ở các đô thị lớn; xử lý nước thải, chất thải ở nông thôn. Kiểm soát tốt tác động môi trường của các dự án khai thác tài nguyên…Tăng cường bảo vệ môi trường; ngăn ngừa, kiểm soát, giảm ô nhiễm môi trường biển; bảo vệ, phát triển bền vững các hệ sinh thái, đa dạng sinh học biển, đặc biệt là các rặng san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển.

Có thể khẳng định, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, có tính đa ngành và liên vùng rất cao, vì vậy, cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, nhân dân. Do vậy, cần tiếp tục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các chủ thể trong công tác bảo vệ môi trường, cụ thể là các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân về tầm quan trọng của môi trường sinh thái, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường theo chủ trương của Đảng. Các cấp ủy đảng, chính quyền cần có chiến lược, kế hoạch hành động cụ thể để khắc phục khó khăn, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trong bối cảnh mới. Để nâng cao nhận thức, ý thức, biến thành hành động hiệu quả, cần đặc biệt chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, huy động sự tham gia của toàn dân vào công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đối với tỉnh Đắk Nông: xác định công tác bảo vệ môi trường có vai quan trọng, tác động trực tiếp, làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của địa phương, nhất là đối với lĩnh vực kinh tế - xã hội, thời gian qua Ðắk Nông đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, cụ thể hóa và quyết liệt thực hiện các chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường. Các chủ trương, giải pháp được ban hành kịp thời, thực hiện quyết liệt; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường được triển khai thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú cho nên công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn từng bước có hiệu quả.

Bảo vệ tuyệt đối diện tích rừng hiện có, nâng tỉ lệ che phủ rừng đạt trên 40% vào năm 2025 là chỉ tiêu về môi trường trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 (Ảnh: Báo tainguyenmoitruong.vn)

Trong những năm tới, nhằm thực hiện thành công chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2021 và nhiệm vụ 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết số 01-NQ/TU, ngày 23-10-2020 Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Ðắk Nông lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, tỉnh tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về môi trường, đặc biệt là các nội dung quy định tại Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi; Tham mưu ban hành Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến 2030; Ban hành quy định về cụ thể hóa 17 nội dung tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Triển khai Nghị quyết số 19/NQ-HÐND, ngày 11-12-2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ðắk Nông Quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi; vùng nuôi chim yến; chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Ðắk Nông để triển khai thực hiện trong thực tế; Thẩm định chặt chẽ và kiên quyết loại bỏ các dự án công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, sản xuất không hiệu quả gây tiêu tốn nhiều năng lượng và tài nguyên, không bảo đảm khoảng cách về môi trường, quy hoạch sử dụng đất…

Cẩm Trang

 

 

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.1, tr. 66.

[2] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.1, tr. 86-87.

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.2, tr.330-331.

[4] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.1, tr. 113-114.

[5] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.1, tr. 276.

Chia sẻ:
2
Bài đã đăng:
  • Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Đắk Nông  (6/11/2025 4:23:49 PM)
  • Hội nghị báo cáo viên Trung ương tháng 6/2025  (6/6/2025 2:45:14 PM)
  • Tình hình kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng tháng 5/2025 trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định, nhiều chỉ tiêu đạt kết quả tích cực  (6/5/2025 5:57:37 PM)
  • Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Nông tổ chức Lễ tuyên thệ chiến sĩ mới năm 2025  (6/4/2025 4:25:21 PM)
  • Công tác xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đạt được nhiều kết quả quan trọng  (6/3/2025 11:22:27 AM)
  • Toàn tỉnh có gần 350 mô hình “Tổ liên gia an toàn về PCCC” và 40 điểm chữa cháy công cộng  (6/3/2025 11:19:09 AM)
  • Ban Chỉ đạo của Chính phủ định hướng tạm thời bố trí biên chế khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp  (6/1/2025 4:39:16 PM)
  • 100 năm báo chí cách mạng Việt Nam: Từ ngòi bút khai sáng đến hành trình đổi mới  (5/30/2025 5:13:09 PM)
  • Kết quả lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 của tỉnh Đắk Nông  (5/30/2025 4:32:54 PM)
  • Ban Thường vụ thành ủy Gia Nghĩa tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị  (5/30/2025 4:04:21 PM)
KẾT LUẬN - THÔNG BÁO Xem thêm
  • KL của Thông báo TTTU tại HN tổng kết 10 năm thực hiện NQ số 33-NQ/TW, ngày 30/5/1998 của BCH TW khóa XI về "XD và phát triển văn hóa, con người VN đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước"
  • Thông báo V/v phân công nhiệm vụ của các thành viên Tiểu ban Nhân sự ĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII
  • Thông báo về chủ trương nghiên cứu, biên soạn và phát triển Lịch sử Đảng bộ huyện Đắk Rlap, giai đoạn 2005-2025
  • Thông báo kết luận chỉ đạo của TTTU tại HN tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hộ
  • Thông báo về tăng cường công tác phòng, chống tai nạn, thương tích và đuối nước ở trẻ em
LỊCH LÀM VIỆC Xem thêm
VIDEO
  • Thác Độc Lạ Nhất Đăk Nông EZRHR4cVdBo
  • Thác Dray sap - Dray Nu, Đắk Nông cEF3_aeiiGc
  • Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng - Đắk Nông NGcOWpxIMQo
  • Thắc Đắk G'lun thác nước đẹp nhất Đăk Nông 5T0EpUt4qKw
  • Quan Cảnh Tại Đắk Nông Qua Góc Nhìn Flycam -lI1NpdQjgo
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
Cảnh đẹp Đắk Nông
Cảnh đẹp Đắk Nông
Cảnh đẹp Đắk Nông
Cảnh đẹp Đắk Nông
Cảnh đẹp Đắk Nông
LIÊN KẾT HỮU ÍCH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Tổng truy cập: 3223413
Đang online: 11
  • Trang chủ
  • Site map
  • Liên hệ
  • Góp ý
  • Hỏi đáp
  • Hoạt động của lãnh đạo tỉnh
  • Tin tức - sự kiện
  • Nghị quyết
  • Tỉnh ủy Đắk Nông
  • Bản tin Thông báo Nội bộ
  • Lịch tiếp xúc cử tri
  • Thông tin tổng hợp
  • Danh mục Phần mềm ứng dụng
  • Lịch tiếp công dân
  • Tài liệu Hội nghị
  • Văn bản chỉ đạo điều hành
  • Thông tin chuyên đề
  • Hoạt động
  • Lấy ý kiến dự thảo Văn bản
  • Phần mềm nội bộ
  • Tiêu điểm - điểm báo
  • Lý luận - Thực tiễn
  • Tư tưởng - Hồ Chí Minh
  • Thông tin phục vụ lãnh đạo
  • Tài liệu Hội nghị
  • Bản tin Thông báo Nội bộ
 Trang chủ  Site map  Liên hệ  Góp ý  Hỏi đáp
Bản quyền thuộc TỈNH ỦY ĐẮK NÔNG 
Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY ĐẮK NÔNG
Chịu trách nhiệm xuất bản: Ông Hồ Xuân Hậu - Tỉnh ủy viên, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, Trưởng Ban Biên tập
Giấy phép thiết lập Cổng thông tin điện tử: Số 146/GPTTĐT-STTTT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Nông
Địa chỉ: Đường Lê Lai, Phường Nghĩa Trung, Thành Phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông
Điện thoại: 05013.544.266 – Fax:  05013.544.265  Email: vptu@daknong.gov.vn