• Trang chủ Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Lịch sử hình thành
      • Giới thiệu chung
      • Lịch sử hình thành
      • Điều kiện tự nhiên
    • Lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Danh sách BCH Đảng bộ tỉnh khóa X
      • Danh sách BCH Đảng bộ tỉnh khóa XI
      • Danh sách BTV Đảng bộ tỉnh khóa XI
    • Cơ cấu tổ chức Tỉnh ủy
      • Thường trực Tỉnh ủy
      • Ban Thường vụ Tỉnh ủy
      • Ban Chấp hành Đảng bộ
      • Các Ban xây dựng Đảng
      • Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy
      • Các Huyện ủy, thành ủy
      • Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy
  • Tin tức - sự kiện
    • Hoạt động lãnh đạo tỉnh
    • Tiêu điểm - Điểm báo
    • Tư tưởng - Chính trị
    • Công tác Dân vận
    • Kiểm tra - Giám sát
    • Công tác Nội chính
    • Công tác văn phòng
    • Hướng dẫn, trao đổi nghiệp vụ
    • Tổ chức - Xây dựng Đảng
    • Mặt trận - Đoàn thể
  • Tài liệu Hội nghị
    • Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
  • Phần mềm nội bộ
    • HT Chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy
    • Phản ánh kiến nghị -KN -TC
    • Phần mềm Phòng họp không giấy
    • Phần mềm Quản lý Tài sải
    • Phần mềm Quản lý văn bản
  • Văn kiện đảng
    • Điều lệ Đảng
    • Văn kiện Đảng toàn tập
    • Văn kiện Đại hội
    • Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương
    • Hệ thống văn bản của Đảng
  • Liên hệ
Quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lấn thứ XII và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
Đảng bộ tỉnh Đắk Nông
 Thứ Sáu, 11/07/2025
 Site map  Góp ý  Hỏi đáp  Phản ánh - kiến nghị RSS 
Chia sẽ bài viết qua email
Bài viết: Ý chí, nghị lực của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành
* Email không hợp lệ
*
* Email không hợp lệ
*
 Gửi email
 
Trang chủ » Tin tức - sự kiện » Thông tin - Tuyên truyền
Thứ 5, 31/03/2022
Ý chí, nghị lực của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành
​​​​​​​Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành khi đó vừa tròn 21 tuổi, bắt đầu cuộc hành trình đi ra thế giới tìm con đư­ờng mới để cứu nước, cứu dân.

Vậy, vì sao Nguyễn Tất Thành một mình với hai bàn tay trắng, dám vượt đại dương đi về phía kẻ thù của dân tộc mình để tìm con đường cứu nước? Vì sao những khó khăn, gian khổ trên hành trình bôn ba tìm đường cứu nước vẫn không làm anh chùn bước, hay trước sự xa hoa, tráng lệ của những đô thị hay cuộc sống phương Tây vẫn không thể cám dỗ và lam lay chuyển được quyết tâm và lập trường kiên định của Anh? Đó là bởi chính ý chí và nghị lực là những yếu tố quan trọng giúp Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước và cũng chính ý chí, nghị lực ấy đã giúp anh vượt qua tất cả những khó khăn, gian khổ trong hành trình suốt 30 năm bôn ba khắp các châu lục trên thế giới để tìm con đường đi cho dân tộc Việt Nam.

Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đặt chân lên con tàu Amiral Latouche Treville tại bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, ngày 5/6/1911 (Ảnh: Tư liệu)

Có thể thấy, ở Nguyễn Tất Thành, ý chí và nghị lực thể hiện trước hết ở khả năng tự xác định mục đính cho hành động và quyết định hướng hoạt động của mình, là tự vạch ra con đường đi cho riêng mình, với sự đột phá và khác biệt. Bởi, khi còn rất nhỏ, Nguyễn Tất Thành là cậu bé có tố chất thông minh, ham học hỏi, thích đọc sách, nghe kể chuyện, ham hiểu biết về những điều mới lạ. Anh không khỏi băn khoăn khi thấy nhiều cuộc nổi dậy của dân ta không thành công và câu hỏi “làm thế nào để cứu nước” sớm hình thành lớn dần trong tâm trí Anh. Trực tiếp chứng kiến, cảm nhận những nỗi đau của đồng bào dưới ách nô lệ, thực dân, cảnh nước mất, nhà tan đã hun đúc trong Anh tình yêu quê hương, đất nước, nhân dân cùng với khát vọng cháy bỏng về độc lập dân tộc. Những ngày được Cha xin cho học lớp dự bị ở Trưởng tiểu học Pháp bản xử ở thành phố Vinh, cũng là lần đầu tiên Anh được tiếp xúc với khẩu hiệu Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Từ đó Anh muốn tìm hiểu nền văn minh Pháp và những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy.

Ý chí, nghị lực được khẳng định trong việc tự thân rèn luyện, tự thân học tập, tự thân vươn lên trong mọi nghịch cảnh. Có thể thấy, trong hành trình 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, dù ở đâu, Anh cũng tìm mọi cách để học tập và tự tìm hiểu để nâng cao tri thức, để kiếm sống và để hoạt động cách mạng. Anh từng làm rất nhiều nghề khác nhau, như thợ đốt lò trên tàu viễn dương, đầu bếp, quét tuyết, bốc thuốc, viết báo, viết kịch, thợ chụp ảnh, thợ sửa đồng hồ…; tự học rất nhiều thứ tiếng, như Pháp, Anh, Trung Quốc, I-ta-li-a, Đức, Nga, Thái Lan, Tây Ban Nha,... tự khẳng định mình và tìm tiếng nói cho dân tộc mình cũng như nhân dân Đông Dương đang oằn mình trong nô lệ trước những Hội nghị quốc tế. Có thể thấy, cuộc đời của Người là một tấm gương sáng ngời về tinh thần tự học, học tập suốt đời. Học tập để hoạt động cách mạng, để đạt được mục tiêu, lý tưởng của mình và ngược lại, thông qua hoạt động cách mạng để không ngừng học tập, hoàn thiện tri thức và nhân cách của bản thân.

Ý chí, nghị lực trong việc khẳng định lập trường kiên định, vững chắc trước sự lựa chọn con đường cách mạng. Với việc Anh đã đi nhiều châu lục, học tập, nghiên cứu, khảo sát, chọn lọc, tiếp thu những giá trị văn hóa, văn minh của nhân loại và thông qua thực tiễn các cuộc đấu tranh cách mạng ở nhiều nước để nâng cao trí tuệ, mở rộng tầm nhìn, nhận thức được bản chất của chủ nghĩa tư bản, nhà nước tư bản “là con đỉa hai vòi”, nhận thức các cuộc cách mạng tư sản “là những cuộc cách mạng không đến nơi, không dân chủ”, thấy được cuộc sống của nhân dân ở các nước tư bản không thực sự được tự do, bình đẳng, được sung sướng và giải phóng như những gì tư bản, thực dân đi rêu rao ở các nước. Qua đó, Anh đúc rút và tìm ra con đ­ường giải phóng dân tộc, hư­ớng tới mục tiêu giải phóng con người. Với thế giới quan khoa học và cách mạng, Anh khẳng định, “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đ­ường nào khác con đường cách mạng vô sản”[1]. Vì bởi, “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội mới có thể giải phóng loài người khỏi ách nô lệ”[2].

Rõ ràng, ra đi tìm đường cứu nước với tuổi đời còn rất trẻ và từ một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến, lúc đó Nguyễn Tất Thành chưa có một khái niệm rõ ràng về giai cấp, đấu tranh giai cấp, đảng chính trị, chủ nghĩa Mác - Lênin... Hành trang của Anh mang theo khi xuất dương chính là lòng yêu nước và thương dân. Nhưng, từ hoạt động thực tiễn và bắt gặp Luận cương của Lênin, Anh đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Luận cương đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc những băn khoăn về con đường giành độc lập, tự do cho dân tộc, trả lời câu hỏi ai là người lãnh đạo, lực lượng tham gia và mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc... Từ đây, Anh đã tìm thấy phương hướng và đường lối cơ bản của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, trong đó có cách mạng Việt Nam, đó là vững bước đi theo con đường cách mạng vô sản. Đó là sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp với sự phát triển, đồng thời cũng khẳng định lập trường, chính kiến của người thanh niên yêu nước trước những lựa chọn của lịch sử.

Có thể thấy, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước khi đang trong độ tuổi thanh niên. Người tham gia hoạt động cách mạng, tìm ra chân lý cứu nước, cứu dân cũng trong tuổi thanh xuân. Vì vậy, Người luôn đặc biệt coi trọng và đánh giá cao vai trò của thanh niên.Trong quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam, Người đã lựa chọn đối tượng đầu tiên để truyền bá tư tưởng cách mạng là thanh niên, thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (6-1925) với dự tính “nó là quả trứng, mà từ đó nở ra con chim non cộng sản”[3], sau đó, bằng chính nhiệt huyết của bản thân mình, Người trực tiếp giảng dạy, thức tỉnh họ, làm cho họ nhận ra con đường và đi trên con đường cách mạng, ý thức được bổn phận và trách nhiệm của mình trước dân tộc. Cũng chính Người đã sáng lập ra các tổ chức của thanh niên, thiếu niên, nhi đồng yêu nước, để giáo dục, đoàn kết tập hợp các đối tượng này làm nòng cốt cho cách mạng sau này. Điều dễ thấy, trong suốt cuộc đời mình, Người luôn dành sự quan tâm, chăm lo đến thế hệ trẻ, người coi đó là “người chủ tương lai của nước nhà”[4] là “mùa xuân của xã hội”[5].

Quá trình tìm đường cứu nước và cả cuộc đời hoạt động cách mạng của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành là tấm gương sáng ngời về nghị lực, ý chí quyết tâm, sự nỗ lực, phấn đấu vươn lên không ngừng, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Tiếp bước ý chí, nghị lực và lý tưởng cao đẹp của Người, với tình yêu Tổ quốc cao cả, trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các thế hệ thanh niên Việt Nam sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần, chiến đấu, cống hiến và hy sinh cho Tổ quốc, tô thắm truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam anh hùng. Với các phong trào “Thanh niên cứu quốc”, đến phong trào thanh niên “Ba sẵn sàng”, “Năm xung phong”;... hàng triệu người con ưu tú đã hiến dâng tuổi thanh xuân, sẵn sàng xả thân vì nước, có thể nói lý tưởng giải phóng dân tộc chính là lẽ sống của thanh niên Việt Nam trong cách mạng giải phóng.

Trong bối cảnh của thời đại hội nhập và phát triển, thanh niên nước ta đang đứng trước nhiều thời cơ, vận hội mới để phấn đấu vươn lên, đóng góp sức mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên Việt Nam cần phải luôn có ý thức tự rèn thái độ sống đúng đắn, nghị lực vươn lên, vượt khó sáng tạo. Mỗi thanh niên phải tự làm giàu cho bản thân về tri thức, sức khỏe, kỹ năng, hun đúc khát vọng vươn tới những tầm cao, ra sức học tập, rèn luyện, nâng cao nghị lực, ý chí quyết tâm, ý thức giác ngộ lý tưởng cách mạng, để hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vẻ vang của tuổi trẻ, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Với tình yêu quê hương, đất nước, khát vọng, hoài bão của mỗi thanh niên phải được thể hiện bằng niềm tin vững chắc, kiên định lý tưởng và một lòng theo Đảng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; bằng đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, được thể hiện từ những công việc rất cụ thể, hằng ngày, trong học tập, lao động, công tác, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu; bằng sự dấn thân làm những điều tốt đẹp, dám đột phá và tiên phong trong hiện thực hóa mục tiêu phát triển đất nước. Thực tế những năm qua, giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam thời kỳ mới được với những tiêu chí cụ thể, phù hợp với lứa tuổi, trình độ nhận thức, đặc điểm, điều kiện sống, học tập, lao động của thanh thiếu nhi từ giá trị cốt lõi “Tâm trong - Trí sáng - Hoài bão lớn”.

Để phát huy ngày càng tốt hơn vai trò xung kích của tuổi trẻ, Đảng, Nhà nước ta cần tiếp tục quan tâm chăm lo giáo dục, nâng cao giác ngộ lý tưởng cách mạng cho thanh niên. Lý tưởng cách mạng là một trong những yêu cầu cơ bản của phẩm chất, nhân cách con người mới. Không thể có lý tưởng đúng đắn nếu ở con người không có sự hội tụ của giá trị đạo đức cách mạng, của lối sống xã hội chủ nghĩa. Tích cực phát huy truyền thống dân tộc là góp phần giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ, để từ đó giúp họ củng cố niềm tin, lý tưởng của mình; phát huy tốt vai trò xung kích trên mọi lĩnh vực. Văn kiện Đại hội XIII nhấn mạnh: “Tăng cường giáo dục thế hệ trẻ về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, khát vọng vươn lên; nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, với xã hội; xây dựng môi trường, điều kiện học tập, lao động, giải trí, rèn luyện để phát triển lành mạnh, toàn diện, hài hòa cả về trí tuệ, thể chất và giá trị thẩm mỹ. Tạo động lực cho thanh niên xung kích trong học tập, lao động sáng tạo, khởi nghiệp, lập nghiệp; làm chủ các kiến thức khoa họ, công nghệ hiện đại, phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chăm lo nuôi dưỡng, giáo dục, bảo vệ thiếu niên, nhi đồng; dành những điều kiện tốt nhất, sự chăm lo chu đáo nhất cho trẻ em - tương lai của đất nước”[6]. Có thể thấy, giáo dục lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, nuôi dưỡng hoài bão, khát vọng vươn lên, thúc đẩy phong trào thanh niên tình nguyện, xung kích, sáng tạo, khởi nghiệp trong bối cảnh hiện nay là một trong những giải pháp quan trọng để xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa đáp ứng yêu cầu của cách mạng, góp phần thực hiện mục tiêu, tầm nhìn của Đảng đến năm 2030 và khát vọng 2045. Đồng thời, cũng chính là tiếp bước dấu chân phía trước của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành - lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh./.

Cẩm Trang

 


[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQGST, H, 2011, t. 12, tr. 30.

[2] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb. CTQG, H, 2011, tập 1, tr.128.

[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, H, 1996, t.3, tr.13.

[4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, H, 2009, t.5, tr.185.

[5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Nxb. CTQGST, H, 2009, t.4, tr.33.

[6] ĐCSVN: Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ XIII, NXB.CTQGST, HN 2021 tập. I, tr.168-169.

Chia sẻ:
2
Bài đã đăng:
  • Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Đắk Nông  (6/11/2025 4:23:49 PM)
  • Hội nghị báo cáo viên Trung ương tháng 6/2025  (6/6/2025 2:45:14 PM)
  • Tình hình kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng tháng 5/2025 trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định, nhiều chỉ tiêu đạt kết quả tích cực  (6/5/2025 5:57:37 PM)
  • Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Nông tổ chức Lễ tuyên thệ chiến sĩ mới năm 2025  (6/4/2025 4:25:21 PM)
  • Công tác xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đạt được nhiều kết quả quan trọng  (6/3/2025 11:22:27 AM)
  • Toàn tỉnh có gần 350 mô hình “Tổ liên gia an toàn về PCCC” và 40 điểm chữa cháy công cộng  (6/3/2025 11:19:09 AM)
  • Ban Chỉ đạo của Chính phủ định hướng tạm thời bố trí biên chế khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp  (6/1/2025 4:39:16 PM)
  • 100 năm báo chí cách mạng Việt Nam: Từ ngòi bút khai sáng đến hành trình đổi mới  (5/30/2025 5:13:09 PM)
  • Kết quả lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 của tỉnh Đắk Nông  (5/30/2025 4:32:54 PM)
  • Ban Thường vụ thành ủy Gia Nghĩa tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị  (5/30/2025 4:04:21 PM)
KẾT LUẬN - THÔNG BÁO Xem thêm
  • KL của Thông báo TTTU tại HN tổng kết 10 năm thực hiện NQ số 33-NQ/TW, ngày 30/5/1998 của BCH TW khóa XI về "XD và phát triển văn hóa, con người VN đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước"
  • Thông báo V/v phân công nhiệm vụ của các thành viên Tiểu ban Nhân sự ĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII
  • Thông báo về chủ trương nghiên cứu, biên soạn và phát triển Lịch sử Đảng bộ huyện Đắk Rlap, giai đoạn 2005-2025
  • Thông báo kết luận chỉ đạo của TTTU tại HN tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hộ
  • Thông báo về tăng cường công tác phòng, chống tai nạn, thương tích và đuối nước ở trẻ em
LỊCH LÀM VIỆC Xem thêm
VIDEO
  • Thác Độc Lạ Nhất Đăk Nông EZRHR4cVdBo
  • Thác Dray sap - Dray Nu, Đắk Nông cEF3_aeiiGc
  • Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng - Đắk Nông NGcOWpxIMQo
  • Thắc Đắk G'lun thác nước đẹp nhất Đăk Nông 5T0EpUt4qKw
  • Quan Cảnh Tại Đắk Nông Qua Góc Nhìn Flycam -lI1NpdQjgo
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
Cảnh đẹp Đắk Nông
Cảnh đẹp Đắk Nông
Cảnh đẹp Đắk Nông
Cảnh đẹp Đắk Nông
Cảnh đẹp Đắk Nông
LIÊN KẾT HỮU ÍCH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Tổng truy cập: 3231143
Đang online: 29
  • Trang chủ
  • Site map
  • Liên hệ
  • Góp ý
  • Hỏi đáp
  • Hoạt động của lãnh đạo tỉnh
  • Tin tức - sự kiện
  • Nghị quyết
  • Tỉnh ủy Đắk Nông
  • Bản tin Thông báo Nội bộ
  • Lịch tiếp xúc cử tri
  • Thông tin tổng hợp
  • Danh mục Phần mềm ứng dụng
  • Lịch tiếp công dân
  • Tài liệu Hội nghị
  • Văn bản chỉ đạo điều hành
  • Thông tin chuyên đề
  • Hoạt động
  • Lấy ý kiến dự thảo Văn bản
  • Phần mềm nội bộ
  • Tiêu điểm - điểm báo
  • Lý luận - Thực tiễn
  • Tư tưởng - Hồ Chí Minh
  • Thông tin phục vụ lãnh đạo
  • Tài liệu Hội nghị
  • Bản tin Thông báo Nội bộ
 Trang chủ  Site map  Liên hệ  Góp ý  Hỏi đáp
Bản quyền thuộc TỈNH ỦY ĐẮK NÔNG 
Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY ĐẮK NÔNG
Chịu trách nhiệm xuất bản: Ông Hồ Xuân Hậu - Tỉnh ủy viên, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, Trưởng Ban Biên tập
Giấy phép thiết lập Cổng thông tin điện tử: Số 146/GPTTĐT-STTTT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Nông
Địa chỉ: Đường Lê Lai, Phường Nghĩa Trung, Thành Phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông
Điện thoại: 05013.544.266 – Fax:  05013.544.265  Email: vptu@daknong.gov.vn