Tiết kiệm, chống lãng phí trong tham mưu đón tiếp khách
Theo Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023, Mục tiêu của thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) năm 2023 là thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp THTK, CLP trong các lĩnh vực, đưa công tác THTK, CLP trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, góp phần huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đảm bảo giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Nghị quyết 11 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đã nêu rất rõ việc tiết giảm tối đa chi phí hội nghị, hội thảo, tổng kết, sơ kết, đi công tác trong và ngoài nước… Thực hiện yêu cầu này chính là hành động thiết thực hướng về mục tiêu Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 nói chung và cụ thể là Mục tiêu của thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP).
Đón tiếp khách là một nội dung cần có diễn ra trong hoạt động diễn ra trong một có quan, đơn vị, là một nét văn hóa thể hiện sự trân trọng, quý mến, là truyền thống đáng quý của người Việt Nam. Tuy nhiên, lâu nay, một vấn đề khá tế nhị không phải ai cũng muốn nói ra, nhưng dư luận vẫn băn khoăn, đó là việc tiếp tân, tiếp khách có xu hướng phô trương, hình thức, gây lãng phí nhất là ở cấp trung gian và cấp cơ sở. Một thực tế thường thấy việc đón tiếp khách, nhất là khách cấp trên ở cơ sở mà ta có thể hình dung là: có băng rôn khẩu hiệu; phòng đón tiếp bài trí rất trang trọng; rồi sau đó thể nào cũng có “một bữa cơm thân mật” nhưng lại rất thịnh soạn, bày vẽ tốn kém… Những lễ nghi này dù là biểu hiện tình cảm trân trọng khách quý của địa phương nhưng nó cần được thực hiện một cách tiết kiệm do địa phương nói riêng, do đất nước chúng ta còn nghèo.
Như vậy, thiết nghĩ, để việc đón tiếp khách vừa trang trọng, trọng thị, chu đáo nhưng tránh phô trương, lãnh phí, góp phần vào mục tiên tiết kiệm chung tiền bạc, kinh phí của cơ quan, người làm công tác tham mưu, đề xuất ở lĩnh vực nầy cần lưu tâm đến một số nội dung như sau:
Trước hết, cần tham mưu cho lãnh đạo cơ quan quan tâm làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức hiểu biết đầy đủ ý nghĩa, vai trò của công tác lễ tân, đón tiếp khách nơi công sở. Trên cơ sở đó, cần xác định và bảo đảm việc đón tiếp khách đúng nghi lễ, quy định mà vẫn thể hiện được nét đẹp văn hóa ứng xử theo phong tục, truyền thống của địa phương, cơ quan, đơn vị. Việc “hiếu khách” là cần thiết và nên duy trì, nhưng cần chú trọng cải tiến hình thức, phong cách để cho việc tiếp đón khách được nhẹ nhàng, giản dị hơn, bớt rườm rà, phô trương mà vẫn thể hiện phép lịch sự, đúng nghi lễ, làm hài lòng khách và tránh được sự phiền hà cho những người tổ chức đón tiếp khách.
Tiếp theo là cần cụ thể hóa những hình thức, nội dung, biện pháp và cách thức đón tiếp khách vừa bảo đảm trang nghiêm, trọng thị; cần xác định thành phần gọn nhẹ, phù hợp, chủ động xây dựng kế hoạch đón tiếp với thành phần thật cần thiết nhằm khắc phục cho được tình trạng “Khách ba, chủ nhà bảy”… để vừa triệt để thực hành tiết kiệm, không lãng phí trong hoạt động lễ tân và đón tiếp khách.
Việc lựa chọn những món ăn, nước uống cũng là một vấn đề quan trọng cần lưu ý. Lựa chọn món ăn, nước uống phù hợp với văn hóa ẩm thực của từng vùng, miền, vừa bảo đảm sức khỏe, số lượng cũng vừa phải, vừa ăn, vừa uống tráng phô trương, gọi nhưng không ăn hoặc ăn không hết, để dư thừa lãnh phí.
Thiết nghĩ, việc thực hiện tốt những nội dung, giải pháp trên sẽ góp phần tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động tiếp khách của cơ quan, đơn vị.
Thủy Tiên