Tìm hiểu, phân tích những nội dung lý thuyết về kỹ năng lãnh đạo, quản lý trong thời đại hiện nay
Vai trò, vị trí của người lãnh đạo, quản lý, chủ thể lãnh đạo, quản lý phải được hiểu như thế nào, trong bài viết này, tác giả tập trung nghiên cứu quan điểm có tính mới về quản lý và chiến lược lãnh đạo, quản lý; Bản sắc của một chủ thể lãnh đạo, quản lý; Xây dựng liên minh, hợp tác trong lãnh đạo quản lý; Lãnh đạo, quản lý bằng mạng lưới của hợp tác và Lãnh đạo, quản lý dựa trên kết quả.
1- Quan điểm có tính mới về quản lý trong thời đại hiện nay
Ở nội dung này, khái niệm quản lý và việc quản lý ngày này không còn là vấn đề quản lý của Nhà nước hay một chủ thể quản lý nhất định mà được mở rộng với sự tham gia của nhiều thành phần trong trong toàn xã hội. Dưới thách thức của Toàn cầu hóa; tri thức, công nghệ, sự thay đổi nhận thức của xã hội đòi hỏi sự thay đổi vai trò của các chủ thể tham gia trong quản lý, sự độc quyền chuyển sang cạnh tranh; chính quyền chuyển sang kinh doanh, phục vụ người dân thông qua việc cung cấp các dịch vụ công; các quốc gia chuyển sang hợp tác với việc ngày càng xuất hiện nhiều tập đoàn xuyên quốc gia, các nước trên thế giới mở rộng, tăng cường hợp tác, giải quyết nhiều vấn đề mang tính toàn cầu. Và như vậy, chủ thể quản lý và các khách thể tham gia trong quá trình quản lý không còn bó buộc trong khuôn khổ của các luật lệ truyền thống mà chuyển sang hợp tác, cùng thụ hưởng những dịch vụ nhanh chóng, tiện lợi để đạt đến hiệu xuất cao nhất, tối ưu nhất, thông tin quản lý vừa minh bạch nhưng cũng có sự kiểm soát dưới góc độ của pháp luật.
2- Quan điểm có tính mới về chiến lược lãnh đạo, quản lý trong thời đại hiện nay
Ở nội dung này, chiến lược trong quản lý được phân tích dựa trên ba yếu tố cốt lõi đó là: Giá trị - Năng lực - Hỗ trợ. Để đạt được kết quả, hiệu quả, nhà lãnh đạo, quản lý phải xác định cho được đâu là giá trị cốt lõi của vấn đề cần quản lý hay nói cách khác, khi triển khai một vấn đề thì người quản lý hay cơ quan quản lý phải xác định được là quản lý để đạt được gì, có lợi gì?, đây là yếu tố tạo nên Giá trị; tiếp theo là cần có người ủng hộ thực hiện nội dung đó hay nói cách khác là phải có năng lực để triển khai thực hiện, năng lực ở đây được hiểu là nhân lực, vật lực… và xét cho cùng là sự ủng hộ của con người, tiền bạc Đây là yếu tố Năng lực; và đến yếu tố thứ ba là tạo sự hỗ trợ mà ở đây đúng hơn là sự ủng hộ của mọi nguồn lực để cùng nhau đi đến giá trị đã được xác định trước. Và như vậy, thành công hay thất bại trong hoạt động lãnh đạo, quản lý đều thể hiện rất rõ giá trị tốt hay xấu, có bảo đảm đáp ứng yêu cầu năng lực hay không và có sự hỗ trợ của các thành phần tham gia hay không. Cơ quan, đơn vị người lao động hay rộng hơn là xã hội phải được thụ hưởng những giá trị tốt nhất từ thành quả của quá trình thực hiện một nhiệm vụ, một công việc nào đó thông qua khả năng, năng lực của người lãnh đạo, quản lý.
3- Sứ mạng của một tổ chức trong lãnh đạo, quản lý
Phân tích ở nội dung này người lãnh đạo, người quản lý phải có tầm nhìn, từ đó xác định sứ mạng của tổ chức đó và từ việc xác định tầm nhìn, sứ mạng đi đến phải triển khai thực hiện như thế nào để đạt được. Như vậy, yếu tố quan trọng của người lãnh đạo, quản lý ở đây là phải có tầm nhìn trước mắt và lâu dài tổ chức của ta đi đến đâu có sứ mạng gì, hay nói cách khác là quá trình hoạt động thì tôn chỉ, mục đích mà tổ chức đó vươn tới là gì và tất nhiên đó phải là mục đích cao cả, mục đích đó phải tạo ra giá trị thực tiễn phù hợp với sự phát triển, mục đích phải được xác định theo thang bậc thời gian, có thể xây dựng kế hoạch để thực hiện chưa không phải xa vời; cuối cùng là với tầm nhìn như vậy, mang trên mình sứ mạng như vậy thì tổ chức đó sẽ tạo ra giá trị gì và bằng cách nào. Với việc phân tích nội dung này, người quản lý xác định được những nhiệm vụ cụ thể mà mình và tổ chức của mình quản lý phải thực hiện và vươn tới. Khi chúng ta xác định mình là người lãnh đạo, quản lý dù một việc nhỏ hay lớn đếu phải luôn tự hỏi mình và hỏi tổ chức mình nếu muốn đạt được hiệu quả đó là:
- Tại sao chúng ta tồn tại?
- Chúng ta hoạt động trong lĩnh vực nào, ngành nào?
- Chúng ta theo đuổi những mục đích gì?
- Chúng ta phục vụ những nhóm người nào?
- Chúng ta khác biệt với các tổ chức khác như thế nào?
Và như vậy, không ở đâu xa, việc trả lời một các đầy đủ các câu hỏi này với trách nhiệm thật sự đối với một tổ chức sẽ tạo ra giá trị cốt lõi của tổ chức đó, nhiệm vụ của việc này phụ thuộc hoàn toàn vào người lãnh đạo, người quản lý.
4- Xây dựng liên minh, hợp tác trong lãnh đạo quản lý
Ở đây thực chất là sự hợp tác, sự ủng hộ, hợp tác để ủng hộ, ủng hộ để cùng hợp tác, tất nhiên là hợp tác hay ủng hộ phải dựa trên nguyên tắc minh bạch, hài hòa trong việc tạo ra giá trị, đồng thời chia sẽ lợi ích chính đáng đối với những giá trị được tạo ra. Một ý tưởng, hay một kế hoạch được vạch ra nếu được mọi người ủng hộ, nếu có người ủng hộ sẽ dễ dàng thực hiện, và quá trình thực hiện sẽ dễ dàng thành công, tất nhiên, sự ủng hộ ở đây phải được bàn bạc, thống nhất, hợp tác, thỏa hiệp chứ không phải dựa trên quyền lực đơn phương của một bên. Bài giảng trong nội dung này cũng đặc ra vấn đề không suông sẽ mà nếu có sự xung đột giữa các bên thì việc xây dựng chiến lược giải quyết xung đột là gì? Đây là nội dung rất hay và trong thực tế thực hiện nhiệm vụ chúng ta cũng thường xuyên gặp phải. Cai quản mạng lưới và hợp tác thực chất là vấn đề bố trí phân công, phân cấp từ trên xuống và xác định chức năng, trách nhiệm, phạm vi quyền lực trong một số chức nhằm tạo ra những mắc xích quan trọng để kiểm soát chất lượng, sản phẩm của từng bộ phận cụ thể trong tổ chức đó.
5- Lãnh đạo, quản lý dựa trên kết quả
Phải nói rằng đây là nội dung mà với bất ký chủ thể lãnh đạo, quản lý nào cùng cần phải đặc biệt quan tâm, bởi có thể thấy nó là vấn đề trực tiếp tạo ra kết quả của mục tiêu lãnh đạo, quản lý. Việc đánh giá hiệu quả lãnh đạo, quản lý phải dựa trên kết quả đạt được và ngược lại, dựa trên kết quả đạt được để lượng hóa, đánh giá hiệu quả của lãnh đạo, quản lý làm cơ sở hoàn thiện việc quản lý, tạo ra sản phẩm quản lý tốt hơn, quá trình này phải được hoàn thiện liên tục và có thể mô tả nhưu sau:
Có thể thấy rằng, lãnh đạo, quản lý dựa trên kết quả là một quá trình từ tầm nhìn để xác định đâu là giá cốt lõi của một tổ chức, sứ mạng của tổ chức đó là gì và từ đó đi đến xác định những mục tiêu trước mắt, trung hạn, dài hạn, xác định những yếu tố thành công cốt lõi cho đến triển khai thực hiện, thu lại kết quả, đánh giá kết quả và bổ sung, thay đổi để tiếp tục hoàn thiện.
Ở phần trên, một loạt các câu hỏi đặc ra nhằm xác định tầm nhìn, sứ mạng của tổ chức như:
Tại sao chúng ta tồn tại?
Chúng ta hoạt động trong lĩnh vực nào, ngành nào?;
Chúng ta theo đuổi những mục đích gì?;
Chúng ta phục vụ những nhóm người nào?...
Thì ở đây cũng có một loạt các câu hỏi đặc ra để xác định giá trị cốt lõi và những yếu tố thành công cốt lõi của tổ chức đó. Hay nói cách khác, quản lý dựa trên kết quả sẽ giúp trả lời các câu hỏi:
Muốn quản lý dựa trên kết quả thành công, người lãnh đạo, quản lý phải xác định cho được tầm nhìn (Hình ảnh của đơn vị muốn trở thành trong trung hạn, dài hạn là gì?); tiếp theo là sứ mạng của đơn vị (Tôn chỉ, Mục đích cơ bản mà đơn vị muốn đạt đến là gì?); và như vậy, để đạt được tầm nhìn, hoàn thành sứ mạng thì Đâu là những yếu tố thành công cốt lõi? (Điều gì là quan trọng cho việc đạt tời tầm nhìn?, Những tiêu chí Đo lường sự tiến bộ của đơn vị là gì?) mục tiêu phải được lượng hóa, mức độ hoàn thành các mục tiêu phải đo đếm được, đánh giá được. Đây là quá trình của quản lý dựa trên kết quả, quá trình này liên tục được Triển khai thực hiện - Đo lường, tổng hợp, phân tích, đánh giá - Bổ sung hoàn chỉnh - Triển khai thực hiện.
Thành Châu