• Trang chủ Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Lịch sử hình thành
      • Giới thiệu chung
      • Lịch sử hình thành
      • Điều kiện tự nhiên
    • Lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Danh sách BCH Đảng bộ tỉnh khóa X
      • Danh sách BCH Đảng bộ tỉnh khóa XI
      • Danh sách BTV Đảng bộ tỉnh khóa XI
    • Cơ cấu tổ chức Tỉnh ủy
      • Thường trực Tỉnh ủy
      • Ban Thường vụ Tỉnh ủy
      • Ban Chấp hành Đảng bộ
      • Các Ban xây dựng Đảng
      • Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy
      • Các Huyện ủy, thành ủy
      • Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy
  • Tin tức - sự kiện
    • Hoạt động lãnh đạo tỉnh
    • Tiêu điểm - Điểm báo
    • Tư tưởng - Chính trị
    • Công tác Dân vận
    • Kiểm tra - Giám sát
    • Công tác Nội chính
    • Công tác văn phòng
    • Hướng dẫn, trao đổi nghiệp vụ
    • Tổ chức - Xây dựng Đảng
    • Mặt trận - Đoàn thể
  • Tài liệu Hội nghị
    • Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
  • Phần mềm nội bộ
    • HT Chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy
    • Phản ánh kiến nghị -KN -TC
    • Phần mềm Phòng họp không giấy
    • Phần mềm Quản lý Tài sải
    • Phần mềm Quản lý văn bản
  • Văn kiện đảng
    • Điều lệ Đảng
    • Văn kiện Đảng toàn tập
    • Văn kiện Đại hội
    • Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương
    • Hệ thống văn bản của Đảng
  • Liên hệ
Quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lấn thứ XII và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
Đảng bộ tỉnh Đắk Nông
 
 Site map  Góp ý  Hỏi đáp  Phản ánh - kiến nghị RSS 
Chia sẽ bài viết qua email
Bài viết: Tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với thương binh, liệt sỹ
* Email không hợp lệ
*
* Email không hợp lệ
*
 Gửi email
 
Trang chủ » Tin tức - sự kiện » Tiêu điểm - Điểm báo
Thứ 5, 07/07/2022
Tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với thương binh, liệt sỹ
​​​​​​​Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa những người đã xả thân vì sự nghiệp đánh giặc, cứu nước vừa là đạo lý thiêng liêng, vừa là giá trị đạo đức và lối ứng xử cao đẹp trong đời sống văn hóa của người Việt.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định công lao to lớn của các thương binh, liệt sỹ và người có công với đất nước. Người viết: “Máu đào và sự hy sinh của các anh hùng liệt sỹ đã tô thắm lá cờ cách mạng vẻ vang để đất nước ta nở hoa độc lập, kết trái tự do. Hàng triệu anh hùng liệt sỹ, ông bà cha mẹ, người vợ, người chồng, người con... mãi mãi không bao giờ được gặp lại những người thân yêu nhất của mình. Các anh hùng liệt sỹ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Tiếng thơm của các đồng chí đó sẽ muôn đời lưu truyền trong sử sách”[1]. Cho nên, “Tổ quốc, đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy”[2].

Chủ tịch Hồ Chí Minh viếng các anh hùng liệt sĩ (Ảnh: Tư liệu)

Với tình cảm và trách nhiệm của Đảng, Chính phủ, ngày 16-02-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 20/SL chính thức đặt chế độ “lương hưu thương tật” và “tiền tuất cho thân nhân tử sĩ” và chọn ngày 27-7 hàng năm là Ngày Thương binh toàn quốc, đến năm 1955 đổi thành Ngày Thương binh, liệt sỹ. Từ đó, ngày 27-7 hằng năm trở thành ngày có ý nghĩa lịch sử, chính trị, xã hội, một nét đẹp văn hóa của người Việt. Có thể thấy, từ năm 1947 cho đến cuối đời, dù bận trăm công ngàn việc nhưng cứ đến tháng 7 hàng năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng không quên gửi thư thăm hỏi động viên thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ. Qua những bức thư nặng ân tình đó, Người luôn khẳng định công lao to lớn của các liệt sỹ, thương binh, chia sẻ đau thương, mất mát đối với thân nhân gia đình họ.

Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, với âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa, ngày 23-9-1945, thực dân Pháp nổ súng tấn công Sài Gòn. Nhằm động viên các gia đình có người đã hi sinh, Bác viết thư “Gửi các chiến sĩ Nam Bộ và Nam phần Trung Bộ (12-1945), trong thư Bác viết: “Các bạn ở tiền tuyến không bao giờ cô độc, vì đã có cả một khối đoàn kết làm hậu thuẫn cho mình. Thắng lợi cuối cùng nhất định về ta”[3]. Ngày 7-11-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự lễ “Mùa đông binh sĩ” do Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam tổ chức tại Nhà hát lớn thành phố Hà Nội, tại đây, Người vận động đồng bào ở hậu phương đóng góp tiền của để may áo trấn thủ cho chiến sĩ, thương binh, bệnh binh.

Trong “Lời kêu gọi nhân ngày 27-7-1948” đăng Báo Quân du kích, số 5,
ngày 15-7-1948, Người nhấn mạnh: “Khi nạn ngoại xâm ào ạt đến, nó đến như một trận lụt to. Nó đe dọa tràn ngập cả non sông Tổ quốc. Nó đe dọa cuốn trôi cả tính mệnh tài sản, chìm đắm cả bố, mẹ, vợ, con, dân ta. Trước cơn nguy hiểm ấy, số đông thanh niên yêu quý của nước ta dũng cảm xông ra mặt trận. Họ quyết đem xương máu của họ đắp thành một bức tường đồng, một con đê vững, để ngăn cản nạn ngoại xâm tràn ngập Tổ quốc, làm hại đồng bào. Họ quyết hy sinh tính mệnh họ, để giữ gìn tính mệnh của đồng bào. Họ hy sinh gia đình và tài sản họ, để bảo vệ gia đình và tài sản của đồng bào. Họ quyết liều chết chống địch, để cho Tổ quốc và đồng bào sống. Họ là những chiến sĩ anh dũng của ta”[4].

Thấu hiểu những hi sinh, mất mát của những thương binh, liệt sĩ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chính quyền, đồng bào và các đoàn thể nhân dân trong mỗi xã phải tùy theo sự cố gắng và khả năng chung mà đón một số thương binh. Giúp lâu dài, chứ không phải giúp trong một thời gian. Không phải giúp bằng cách góp gạo nuôi thương binh”[5]. Theo đó, nhiều phong trào được tổ chức như “Đón thương binh về làng” để Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân các làng, xã giúp đỡ thương binh những công việc phù hợp để họ có thể tự tin sinh sống, hoà nhập với cộng đồng, Hội Liên hiệp Phụ nữ có “Hội mẹ chiến sĩ”, “Hội ủng hộ thương binh”, các cháu thiếu nhi có “Đội Trần Quốc Toản”…. Đồng thời, Người cũng có những chỉ thị cụ thể về cách thức tiến hành công việc, nêu rõ trách nhiệm của các giới, các tổ chức, các đoàn thể phụ nữ, thanh niên và nhi đồng có dịp tỏ lòng biết ơn những chiến sĩ đã hi sinh xương máu cho Tổ quốc, cho đồng bào. Từ sau đó, phong trào ủng hộ thương binh và gia đình liệt sĩ ngày càng mở rộng, ăn sâu vào các tầng lớp nhân dân. Công tác thương binh, liệt sĩ đã trở thành một hoạt động thường xuyên, một phong trào bền bỉ.

Cùng với đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn động viên anh chị em thương binh hăng hái, lạc quan đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phấn đấu trở thành những người “tàn nhưng không phế”. Người căn dặn: “Khi đã khôi phục sức khoẻ, các đồng chí sẽ hăng hái tham gia công tác tăng gia sản xuất, để giúp ích cho Tổ quốc, cũng như các đồng chí đã anh dũng giữ gìn non sông, các đồng chí sẽ trở nên người công dân kiểu mẫu ở hậu phương cũng như các đồng chí đã làm người chiến sĩ kiểu mẫu ở ngoài mặt trận. Tôi cùng đồng bào luôn luôn nhớ đến các đồng chí”[6].

Trong “Thư gửi anh em thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ” (27-7-1959), đăng Báo Nhân dân, số 1959, ngày 27-7-1959, Bác khen ngợi: Tất cả anh em thương binh, bệnh binh đã đem hết khả năng của mình để tăng gia sản xuất và góp phần xây dựng đất nước. Tôi hoan nghênh tinh thần hăng hái lao động của anh em và mong anh em càng cố gắng càng tiến bộ nữa. Đồng thời Bác cũng nhắc nhở: “Các cơ quan, đoàn thể chấp hành chu đáo chính sách của Đảng và Chính phủ đối với thương binh và liệt sĩ, để anh em thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ được ổn định hơn nữa trong công tác và cuộc sống.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ngày càng diễn ra quyết liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành sự quan tâm đến công tác chăm sóc thương bệnh binh. Ngày 31-7-1967, trong Thư khen cán bộ và nhân viên quân y, nêu cao tinh thần dũng cảm, tận tuỵ cứu chữa đồng đội, chăm sóc các thương bệnh binh như “người mẹ hiền”, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đồng thời thân ái hỏi thăm các đồng chí thương binh, bệnh binh, khuyên các đồng chí yên tâm chữa bệnh mau chóng khoẻ để trở lại công tác.

Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn, đối với thương binh: “Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần tự lực cánh sinh”[7]; đối với các liệt sĩ: “mỗi địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta”[8]; đối với cha mẹ, vợ con của thương binh, liệt sĩ: “chính quyền địa phương… phải giúp đỡ họ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ bị đói rét”[9].

Có thể khẳng định, những tư tưởng, tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với thương binh, liệt sĩ không chỉ là sự tiếc thương mà còn thể hiện sự tự hào của những người đã hy sinh sự sống của mình cho độc lập của Tổ quốc. Người đã gắn sự tổn thất lớn lao của những thương binh, liệt sĩ vào ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của cả hệ thống chính trị, của toàn thể những người được sống trong hòa bình hôm nay. Bởi vậy ngày nay, tri ân những người có công với cách mạng là đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, trách nhiệm cao cả của cả hệ thống chính trị và toàn dân, vừa là yếu tố đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội.

75 năm qua, các chính sách ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công đã không ngừng phát triển, đổi mới và hoàn thiện, trở thành một hệ thống chính sách ưu đãi lớn của Đảng, Nhà nước. Thực hiện công tác thương binh, liệt sĩ là công việc của toàn dân dưới sự khởi xướng và lãnh đạo của Đảng, không chỉ là một chính sách nhân đạo mà còn là một chủ trương lớn, một bộ phận trong đường lối phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của đất nước. Chính sách xã hội đặc biệt này phải thu hút cho được sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân và trở thành một tình cảm, lương tri sống ở đời và làm người, khẳng định bản chất ưu việt của chế độ xã hội, nét đẹp văn hóa ứng xử, đạo lý sống của người Việt Nam.

Đảng ta xác định: “Thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công; đẩy mạnh các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Tiếp tục cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người có công; đảm bảo chế độ ưu đãi người và gia đình người có công phù hợp với xu hướng tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội”[10]. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền truyền thống hiếu nghĩa, bác ái và đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” trong các tầng lớp nhân dân, nhất là trong thế hệ trẻ, làm cho mọi người nhận thức sâu sắc và trân trọng tri ân công lao to lớn của các anh hùng, liệt sỹ và những người có công với đất nước.

Theo đó, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành những chính sách thiết thực, cụ thể đối với thương bệnh binh và gia đình, thân nhân liệt sĩ như: Tổ chức lập Quỹ đền ơn đáp nghĩa, tặng quà cho các gia đình có công với cách mạng, gia đình chính sách, xây nhà tình nghĩa, phụng dưỡng các mẹ Việt Nam anh hùng, ủng hộ và giúp đỡ các nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam, giúp đỡ thương bệnh binh và gia đình liệt sĩ, tìm mộ liệt sĩ…Cùng với đó, công tác chăm sóc sức khoẻ, cải thiện điều kiện học hành đối với con em và thân nhân của các thương binh, liệt sĩ đã góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho thương bệnh binh và gia đình liệt sĩ. Đáp lại tình cảm ấy, bằng tinh thần và nghị lực của anh bộ đội Cụ Hồ, nhiều thương, bệnh binh và gia đình liệt sĩ đã có nhiều cố gắng vươn lên, tự lực cánh sinh trong học tập, lao động sản xuất và trong cuộc sống.

Cẩm Trang

 


[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H. 2011, t. 12, tr.401.

[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H. 2011, t.5, tr.204.

[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H. 2002, t. 4, tr.134.

[4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H. 2002, t. 5, tr.579.

[5] Thư gửi Cụ Bộ trưởng Bộ Thương binh, Cựu binh

[6] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H. 2011,t.5, tr.584.

[7] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H. 2011, t.15, tr.616.

[8] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H. 2011, t.15, tr.616.

[9] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H. 2011, t.15, tr.616.

[10] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện ĐHĐB lần thứ XIII, NXB CTQGST, HN 2021, tập I, tr. 270.

Chia sẻ:
2
Bài đã đăng:
  • Một số điểm nổi bật của Cách mạng tháng Tám năm 1945 tại Đắk Nông  (8/6/2024 10:24:39 AM)
  • Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học gắn với việc triển khai chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông  (7/24/2024 10:44:04 AM)
  • Đồng chí Hồ Văn Mười thăm, tặng quà các gia đình liệt sĩ tại thành phố Gia Nghĩa  (7/23/2024 8:45:58 AM)
  • Ngân hàng chính sách xã hội đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phát triển sản xuất, kinh doanh của hộ nghèo  (7/22/2024 4:54:35 PM)
  • Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Nông thăm, tặng quà các gia đình chính sách tại  huyện Tuy Đức  (7/22/2024 4:46:18 PM)
  • Đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông  (7/22/2024 2:15:13 PM)
  • Phát triển kinh tế Hợp tác xã gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp - Thực trạng và giải pháp  (7/22/2024 11:21:44 AM)
  • Việt Nam luôn nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người  (7/18/2024 9:32:31 PM)
  • Xô viết Nghệ - Tĩnh sức mạnh quần chúng làm nên lịch sử  (9/15/2023 2:36:19 PM)
  • Hào khí Cách mạng Tháng Tám  (8/14/2023 2:53:59 PM)
KẾT LUẬN - THÔNG BÁO Xem thêm
  • KL của Thông báo TTTU tại HN tổng kết 10 năm thực hiện NQ số 33-NQ/TW, ngày 30/5/1998 của BCH TW khóa XI về "XD và phát triển văn hóa, con người VN đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước"
  • Thông báo V/v phân công nhiệm vụ của các thành viên Tiểu ban Nhân sự ĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII
  • Thông báo về chủ trương nghiên cứu, biên soạn và phát triển Lịch sử Đảng bộ huyện Đắk Rlap, giai đoạn 2005-2025
  • Thông báo kết luận chỉ đạo của TTTU tại HN tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hộ
  • Thông báo về tăng cường công tác phòng, chống tai nạn, thương tích và đuối nước ở trẻ em
LỊCH LÀM VIỆC Xem thêm
VIDEO
  • Thác Độc Lạ Nhất Đăk Nông EZRHR4cVdBo
  • Thác Dray sap - Dray Nu, Đắk Nông cEF3_aeiiGc
  • Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng - Đắk Nông NGcOWpxIMQo
  • Thắc Đắk G'lun thác nước đẹp nhất Đăk Nông 5T0EpUt4qKw
  • Quan Cảnh Tại Đắk Nông Qua Góc Nhìn Flycam -lI1NpdQjgo
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
Cảnh đẹp Đắk Nông
Cảnh đẹp Đắk Nông
Cảnh đẹp Đắk Nông
Cảnh đẹp Đắk Nông
Cảnh đẹp Đắk Nông
LIÊN KẾT HỮU ÍCH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Tổng truy cập: 2634036
Đang online: 46
  • Trang chủ
  • Site map
  • Liên hệ
  • Góp ý
  • Hỏi đáp
  • Hoạt động của lãnh đạo tỉnh
  • Tin tức - sự kiện
  • Nghị quyết
  • Tỉnh ủy Đắk Nông
  • Bản tin Thông báo Nội bộ
  • Lịch tiếp xúc cử tri
  • Thông tin tổng hợp
  • Danh mục Phần mềm ứng dụng
  • Lịch tiếp công dân
  • Tài liệu Hội nghị
  • Văn bản chỉ đạo điều hành
  • Thông tin chuyên đề
  • Hoạt động
  • Lấy ý kiến dự thảo Văn bản
  • Phần mềm nội bộ
  • Tiêu điểm - điểm báo
  • Lý luận - Thực tiễn
  • Tư tưởng - Hồ Chí Minh
  • Thông tin phục vụ lãnh đạo
  • Tài liệu Hội nghị
  • Bản tin Thông báo Nội bộ
 Trang chủ  Site map  Liên hệ  Góp ý  Hỏi đáp
Bản quyền thuộc TỈNH ỦY ĐẮK NÔNG 
Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY ĐẮK NÔNG
Chịu trách nhiệm xuất bản: Ông Hồ Xuân Hậu - Tỉnh ủy viên, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, Trưởng Ban Biên tập
Giấy phép thiết lập Cổng thông tin điện tử: Số 146/GPTTĐT-STTTT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Nông
Địa chỉ: Đường Lê Lai, Phường Nghĩa Trung, Thành Phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông
Điện thoại: 05013.544.266 – Fax:  05013.544.265  Email: vptu@daknong.gov.vn